'Ai phá rừng Tây Nguyên, ai đóng tàu thép gỉ, ai đứng đằng sau “nhóm lợi ích” vỉa hè...?'

'Ai phá rừng Tây Nguyên, ai đóng tàu thép gỉ, ai đứng đằng sau “nhóm lợi ích” vỉa hè...?'
(PLO) - Những vụ việc lớn, nhiều khuất tất, thu hút sự quan tâm của xã hội, khi bị phanh phui thì cả công luận và dư luận đều đặt câu hỏi: Ai? Ai thực sự là ông chủ sân gôn Tân Sơn Nhất, ai phá rừng Tây Nguyên, ai đóng tàu thép gỉ, ai đứng đằng sau “nhóm lợi ích” vỉa hè, ai mở đường thăng tiến thần tốc, ai là chủ nhân đích thực của các dinh thự hoành tráng,...?

Những câu hỏi “ai” đã không chìm vào im lặng đáng sợ nữa, vấn đề không bị khoác áo “nhạy cảm” nữa, hầu như ngay lập tức có sự chỉ đạo từ cấp cao nhất, cơ quan chức năng vào cuộc và sớm có câu trả lời phơi bày sự thực.

Điểm nóng sân bay Tân Sơn Nhất đang được tháo gỡ bằng những động thái mà dư luận trông mong: Chủ trương mở rộng sân bay, ngừng thi công tất cả các công trình trong sân gôn để kiểm tra, Bộ Quốc phòng vào cuộc, sẵn sàng trả đất phục vụ các mục tiêu dân sinh. 

Ai đã phá rừng Tây Nguyên – câu hỏi này được phát ra từ diễn đàn Quốc hội và các phương tiện truyền thông và được trả lời chính từ các địa phương có nạn phá rừng hoành hành. Không ai khác, đó là các công ty lâm nghiệp được giao bảo vệ và phát triển rừng, tham gia trực tiếp hoặc tiếp tay cho “lâm tặc” có cán bộ kiểm lâm, sỹ quan công an và có cả các đồng chí nguyên là Thường vụ Tỉnh ủy (Đắk Nông). Đó là câu trả lời không tránh né sự thật, vấn đề còn lại là xử lý đích đáng và tìm cách cứu rừng hiệu quả.

Trong khi mọi con mắt đổ xô vào phiên tòa xử tội lừa đảo của hoa hậu với “đại gia”, dỏng tai nghe “quyền im lặng” và “hợp đồng tình ái” thì tại miền Trung, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố dự thảo báo cáo về kết quả kiểm định những con tàu vỏ thép đóng cho ngư dân ven biển. Sự dối trá đã bị phơi bày, từ đánh tráo vỏ thép đến các máy móc thiết bị trên tàu, liệu người ta có còn tiếp tục trơ trẽn đổ lỗi cho “nước biển mặn” và ngư dân “không biết vận hành” nữa không. Khuất tất tiếp tục được làm rõ và yêu cầu chuyển vụ việc này cho cơ quan điều tra là rất chính đáng, cần làm ngay.

Những “đường dây” bổ nhiệm, những dinh thự hoành tráng và cả những món tiền khổng lồ bị “thất thoát” cũng đang được tích cực làm rõ, vụ việc khởi tố và bắt giam các lãnh đạo chủ chốt ở Cty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) là một ví dụ.

Những động thái này cho thấy sự chuyển biến tích cực trong việc quản lý xã hội và con người, chống tham nhũng và bất công, đem lại sự ổn định và phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.