Talkshow - Du lịch ngành bạn chọn 2017

Talkshow - Du lịch ngành bạn chọn 2017

Chủ nhật, 26/2/2017 tôi có hơn 1 tiếng nói chuyện với các em sinh viên Viện du lịch, Đại học Kinh tế TP HCM. Do khuôn thời gian có hạn nên có một số câu hỏi không thể trả lời các em được cặn kẽ nên đành hẹn một lần khác có duyên :)

Có hai câu hỏi tôi chia sẻ như sau (do câu hỏi được các em đặt trong phần hỏi đáp của khách mời khác nên tôi chưa thể bổ sung được tại buổi nói chuyện):

1. Nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi vị trí tuyển dụng cần có kinh nghiệm, vậy kinh nghiệm ở đâu cho sinh viên chúng em ?

Câu hỏi này được đại đa số các em sinh viên trăn trở và mong muốn có giải pháp. Nhà tuyển dụng không yêu cầu các em sinh viên mới tốt nghiệp phải có kinh nghiệm ở vị trí tuyển dụng như các anh, chị đã có nhiều năm đi làm. Khi đọc CV của sinh viên mới ra trường, tôi thường xem mục các hoạt động làm thêm hoặc tham gia câu lạc bộ, sự kiện liên quan đến chuyên ngành các em học để hỏi. Các em có thể "bịa" ra kinh nghiệm đi làm thêm đối với các công việc thuộc nghề khách sạn - nhà hàng. Nhưng khi tôi hỏi chi tiết là tôi biết các em có thực sự làm thêm như khai trên CV hay không. Các em chắc chắn không giấu diếm được tôi nên thà không có làm thêm thì đừng khai còn tốt hơn. Các em sinh viên mới ra trường chỉ có duy nhất TIỀM NĂNG nên điều quan trọng nhất ở sinh viên mới ra trường mà tôi muốn tuyển là ý thức kỷ luật và tư duy. Có ý thức kỷ luật tốt và tư duy sáng là tôi tuyển. Chỉ cần ý thức kỷ luật tốt và tư duy sáng thì sau 6 tháng đến 12 tháng là các em có thể làm việc chuyên nghiệp hơn cả những anh, chị đã đi làm nhiều năm. Ý thức kỷ luật tốt để chuyên nghiệp và tư duy sáng để nhanh chóng lĩnh hội những kiến thức và kỹ thuật được đào tạo. Thậm chí sáng tạo những điều mới cho tổ chức. Còn làm thế nào để có ý thức kỷ luật tốt và tư duy sáng thì tôi sẽ chia sẻ vào một chủ đề khác. Chốt lại, kinh nghiệm không phải là con ngáo ộp chặn đường các em trước cánh cửa các công ty. Nhà tuyển dụng nào cứ đòi hỏi kinh nghiệm làm việc ở các bạn sinh viên mới ra trường thì các bạn nên tìm nhà tuyển dụng khác. Hoặc có gặp nhau thì hãy thể hiện cho họ thấy ý thức kỷ luật và tư duy của mình đáng giá hơn ngàn lần kinh nghiệm mà họ đang tìm.

2. Em học Đại học chuyên ngành khách sạn mất 4 năm rồi đi làm trong khi đó bạn em học Cao đẳng nghề khách sạn 2 năm rồi cũng đi làm trước em, thậm chí cạnh tranh nghề nghiệp tốt hơn em. Vậy em học đại học làm gì cho tốn thời gian và tốn tiền ?

Điều quan trọng nhất ở mỗi con người trong quá trình học tập, rèn luyện kiến thức cũng như nghề nghiệp là năng lực TỰ HỌC. Học đại học hay học cao đẳng mà không biết tự mình mày mò, tự mình học hỏi thì cũng vô dụng. Học cao đẳng hay học đại học do hoàn cảnh của mỗi người, năng lực của mỗi người.

Nếu học cao đẳng nghề khách sạn, em có thể mất thời gian ngắn hơn (2 năm) hoặc trung cấp nghề (3 - 6 - 9 tháng tùy nghiệp vụ) để có thể gia nhập đội ngũ làm nghề ở các khách sạn. Khả năng tiếng Anh sẽ quyết định em có thể làm ở các khách sạn mấy sao. Các khách sạn 1-2 sao thì không cần thiết em phải biết tiếng Anh. Còn làm việc ở khách sạn từ 3 sao trở lên thì tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc. Nếu em giỏi nghề và tiếng Anh thành thạo thì con đường thăng tiến của em có thể đến Trưởng bộ phận mà không cần học cao lên bậc Đại học. Nhưng để lên vị trí cao hơn như Giám đốc, Tổng giám đốc thì em buộc phải học Đại học, thậm chí Thạc sỹ chuyên ngành.

Nếu học đại học chuyên ngành khách sạn, em có thể mất thời gian dài hơn (4 năm) mới gia nhập đội ngũ làm nghề ở các khách sạn. Có thể xuất phát điểm làm nghề của em giống như xuất phát điểm làm nghề của các bạn học Trung cấp/Cao đẳng (nếu em không được học chuyên môn kỹ thuật thì em sẽ thua các bạn). Nhưng con đường thăng tiến của em sẽ đi nhanh hơn và tiến xa hơn vì ở bậc Đại học em được học về tư duy và rèn luyện ý thức kỷ luật (trừ phi em học đối phó kiểu đi tham dự sự kiện được cộng điểm rèn luyện). Tốt nghiệp đại học chuyên nghành và được đào tạo kỹ thuật nghề (ví dụ em chọn bắt đầu với Tiền sảnh thì học nghiệp vụ lễ tân, chọn bắt đầu với Ẩm thực thì chọn nghiệp vụ bàn...), với khả năng tiếng Anh tốt thì em chỉ việc phấn đấu một mạch đến vị trí Giám đốc/Tổng giám đốc mà không mất thời gian đi học (online hoặc tại chức) để có được tư duy. Tại các hội đồng xét bổ nhiệm cán bộ cao cấp, chứng chỉ đại học hoặc sau đại học (kể cả các tổ chức nước ngoài) vẫn là một lợi thế giữa các ứng viên.

Hẹn gặp lại các em sinh viên ở những buổi nói chuyện lần sau!



Hoàng Trọng Duyệt

Kỹ sư at Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Thái Nguyên

4y

https://godvi.webflow.io/ GODVI ®: Review Ẩm Thực, Địa Danh, Văn Hóa, Con Người GODVI ® cung cấp thông tin về đặc sản, nét văn hóa, ẩm thực, con người, địa danh nổi tiếng ở Việt Nam và trên toàn Thế Giới.

Like
Reply
Quynh Ngoc Nhu Hoang

Content Marketing Specialist | Freelance Content Creator

7y

Cảm ơn những chia sẻ gần gũi và bổ ích của anh. Em tin chắc sau buổi talkshow các bạn sinh viên đã định hình được phần nào bức tranh tổng quan của ngành du lịch. Rất hy vọng chúng em, sinh viên của ĐH Kinh tế TPHCM, sẽ có cơ hội trò chuyện cùng anh một lần nữa. Trân trọng.

Quynh Vo

Accounting & Finance

7y

Cảm ơn về những chia sẻ của anh <3 Anh ngoài một người anh còn như là một người thầy dạy và chỉ bảo cho chúng em nhiều điều. Hi vọng sẽ được gặp anh trong một ngày gần nhất <3

To view or add a comment, sign in

Explore topics