Chữa sâu răng bằng hạt tiêu hiệu quả

Sâu răng là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên chỉ với những thứ có sẵn nhu tiêu...v.v tại nhà bạn cũng có thể làm giảm đau khi bị sâu răng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn cách chữa sâu răng bằng tiêu vô cùng đơn giản và nhiều cách khác bạn có thể áp dụng tại nhà.

1. Dầu oliu và dầu đinh hương kết hợp chữa sâu răng

Không cần phải nói nhiều về tác dụng của dầu oliu đối với sức khỏe con người. Dầu oliu có chứa trong thành phần của nó một số chất có khả năng giảm viêm, nhờ những các phytochemicals hữu ích (squalene, beta-sitosterol, và tyrosol). Trong đó đặc biệt phải kể đến oleocanthal, hợp chất này có thể hoạt động như ibuprofen và các thuốc chống viêm khác. Dầu oliu càng nguyên chất thì oleocanthal càng đậm đặc.

Dầu đinh hương có tác dụng gây tê, giảm đau và sát khuẩn cực kỳ hiệu quả. Đây cũng là thành phần để chế biến ra kem đánh răng, nước súc miệng, thuốc chữa đau răng và thuốc làm trắng răng. Trong nha khoa, tinh dầu đinh hương còn sử dụng trong việc diệt tủy. Ngoài ra, mùi hương của dầu đinh hương còn có tác dụng hữu hiệu trong việc loại bỏ mùi hôi răng miệng.

– Cách thực hiện:

Bạn trộn lẫn dầu oliu với dầu đinh hương và dùng tăm bông bôi lên phần răng cũng như nướu bị sưng đau theo tỉ lệ 1:2. Bạn lặp lại điều này 3-4 lần mỗi ngày.



Dầu oliu có tác dụng chữa sâu răng tốt
2. Cách chữa sâu răng bằng hạt tiêu đen và húng quế

Trong 5 cách chữa sâu răng từ dân gian thì cách chữa sâu răng bằng hạt tiêu đen và húng quế là cách đơn giản và hiệu quả nhất. Đây đều là những gia vị quen thuộc trong căn bếp và không khó để tìm thấy ở bất cứ khu chợ nào. Hạt tiêu đen có tác dụng chống sưng viêm còn húng quế hạn chế sự phát triển của rất nhiều vi khuẩn. Cả hai đều chứa những thành phần kháng sinh tự nhiên cho nên kết hợp với nhau sẽ có tác dụng rất tốt. Ngoài ra húng quế còn giúp hơi thở không có mùi khó chịu.

– Cách thực hiện:

Bạn ngắt vài lá húng quế, rửa sạch rồi nghiền nát cùng với một vài hạt tiêu đen. Sau khi đã nghiền thành hỗn hợp sệt thì đắp lên khu vực răng bị đau để giảm nhanh chóng cơn đau răng.



Hạt tiêu đen chữa sâu răng hiệu quả
3. Cách chữa sâu răng bằng gừng và tỏi

Như các bạn đã biết, hai loại gia vị gừng và tỏi đều có tính kháng viêm và sát trùng cao. Trong thành phần của tỏi có chứa rất nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virus và vi khuẩn gây bệnh. Tinh dầu tỏi giàu glucogen, allin và fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm.

Bạn chắc chắn sẽ thấy bất ngờ khi biết rằng các chất Azôene, dianllil disulfide, diallil -trisulfide và các hoạt chất chứa lưu huỳnh khác được tạo ra khi tỏi tươi giã nát có khả năng ức chế hơn 70 loại vi khuẩn.



Cách chữa sâu răng đơn giản và hiệu quả nhất

Trong khi đó, thành phần của gừng chứa tecpen, oleoresin và chất men zingibain. Chất men này là một loại thuốc giảm đau tự nhiên có khả năng sát trùng chống viêm cực kỳ tốt. Sử dụng gừng thường xuyên có thể làm giảm lượng prostaglandin, do đó giúp giảm đau.

Cách thực hiện:

Sử dụng gừng hoặc tỏi như một cách chữa sâu răng dân gian cực kỳ đơn giản:

– Tỏi đem nghiền nát, trộn với một chút muối và đắp lên phần răng bị sâu

– Gừng giã nát và đắp thẳng lên phần răng bị sâu

Làm như vậy một vài lần trong ngày bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.



Chữa sâu răng dân gian với gừng
4. Bột nghệ chữa sâu răng hiệu quả

Nếu bạn chưa biết thì thành phần chính của nghệ là curcumin. Curcumin là một chất kháng viêm và sát trùng cao được so sánh ngang với một số loại thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm và có ứng dụng rất nhiều trong y học. Sử dụng một ít bột nghệ nhét vào răng bị đau bạn sẽ thấy cơn đau được cắt giảm rõ rệt. Cũng như các phương pháp khác, dùng bột nghệ rất lành tính và không đem lại bất kỳ tác dụng phụ nào.



Phương thuốc chữa sâu răng dân gian từ bột nghệ

Tuy nhiên, bạn nên sớm tìm đến nha sĩ để được tư vấn và chỉ định điều trị theo hướng dứt điểm bởi vì cơn đau răng luôn sẵn sàng tái phát bất cứ lúc nào và càng để lâu thì nguy cơ sâu răng càng trầm trọng hơn, dễ dẫn đến những biến chứng và bệnh răng miệng khác như: viêm tủy, áp xe ổ chân răng, tiêu xương răng…

Xem thêm: 

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.