Hiển thị các bài đăng có nhãn Ý kiến chuyên gia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ý kiến chuyên gia. Hiển thị tất cả bài đăng

12.3.24

Về bí ẩn của ý thức: tại sao một lý thuyết chủ đạo lại bị gắn nhãn ‘ngụy khoa học’

VỀ BÍ ẨN CỦA Ý THỨC: TẠI SAO MỘT LÝ THUYẾT CHỦ ĐẠO LẠI BỊ GẮN NHÃN ‘NGỤY KHOA HỌC’

Hubis/Shutterstocl

Trong lĩnh vực nghiên cứu về ý thức, nội chiến đã nổ ra. Hơn 100 nhà nghiên cứu về ý thức đã ký vào một lá thư tố cáo một trong những lý thuyết khoa học thịnh hành nhất về ý thức – lý thuyết thông tin tích hợp – là ngụy khoa học.

Ngay lập tức, một vài nhân vật khác trong lĩnh vực này đã phản ứng bằng cách phê phán bức thư là lý luận kémkhông tương xứng.

Cả hai phe đều được thúc đẩy bởi mối quan tâm đến sức khỏe lâu dài và sự tôn trọng đối với khoa học về ý thức. Một phe (bao gồm cả những người ký thư) lo ngại rằng sự nối kết giữa khoa học về ý thức với thứ mà họ cho là lý thuyết ngụy khoa học sẽ làm suy yếu độ tin cậy của lĩnh vực này.

Giulio Tononi

Còn phe kia đang nhấn mạnh rằng những gì họ cho là những cáo buộc không có cơ sở ngụy khoa học cuối cùng sẽ dẫn đến việc toàn bộ khoa học về ý thức bị nhìn nhận là ngụy khoa học.

Lý thuyết thông tin tích hợp (integrated information theory) – thường được gọi tắt là IIT – là một lý thuyết rất tham vọng về ý thức do nhà thần kinh học Giulio Tononi đề xuất. Cuối cùng, nó nhằm mục đích đưa ra các điều kiện toán học chính xác cho bất kỳ hệ thống nào – não bộ hay tập hợp thành phần hay vấn đề – là có ý thức hay không.

Print Friendly and PDF

2.3.24

Một con đường, một thung lũng

Cập nhật ngày 18/6/2023, khi Chính phủ Pháp quyết định đưa Manouchian và vợ (cũng là một người kháng chiến) vào điện Panthéon, nơi vinh danh những vĩ nhân (“grands hommes”) của nước Pháp. Bài này thay thế bài đã đăng ngày 9/9/2006.

MỘT CON ĐƯỜNG, MỘT THUNG LŨNG

Cao Huy Thuần

 

Đó là một người, một nhóm người ngoại quốc, đến từ nhiều nơi.
Một người, một nhóm người, không có tên trong quê hương mình khi sống,
nhưng khi chết lại để tên cho quê hương người.

 

Con đường mang tên là “Nhóm Manouchian”. Thung lũng thì không có tên. Con đường, vì có tên, cho nên có khai sinh, có hộ khẩu. Thung lũng, không có tên, cho nên cũng không có tuổi, không biết nằm ở đâu, nằm đâu cũng được. Có tên hay không tên, cả hai đều nói lên một chuyện: chuyện chiến tranh.

Con đường “Nhóm Manouchian” nằm ở quận 20, thành phố Paris. Được khánh thành năm 1955, nó ghi lại một sự kiện lịch sử của thế chiến thứ hai, tuyên dương một người, một nhóm người, đã hy sinh trong kháng chiến giải phóng nước Pháp khỏi đô hộ của Đức quốc xã. Đó là một người, một nhóm người ngoại quốc, đến từ nhiều nơi. Một người, một nhóm người, không có tên trong quê hương mình khi sống, nhưng khi chết lại để tên cho quê hương người.

Missak Manouchian là người Arménie, sinh ở Thổ Nhĩ Kỳ. Mồ côi từ bé, cha anh bị lính giết, mẹ anh chết trong một trận đói. Cùng với dân tộc Armenia, anh mang trong đầu từ khi chín tuổi dấu ấn của kỳ thị diệt chủng mà nước Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng đối với dân tộc của anh. Năm 19 tuổi, Manouchian qua Pháp, làm thợ, tự học, làm thơ, làm báo. Anh gia nhập đảng Cộng sản Pháp năm 1934, lúc 28 tuổi, sinh hoạt trong tổ công nhân ngụ cư. Năm 1940, khi Pháp thua trận, tổ ấy tham gia kháng chiến bí mật, anh chỉ huy một mạng lưới du kích 23 người trong đó có một phụ nữ, phá hoại những cơ sở của Đức trong thành phố, đặt bom, giật mìn, phá đường sắt, phục kích quân đội Đức, gây bất an cho chính quyền cộng tác với địch. Ngày 16-11-1943, Manouchian bí mật đến nơi hẹn với cấp chỉ huy trên bờ sông Seine, anh không ngờ có kẻ phản bội ngầm báo với mật vụ, cả anh và tổ 23 người sa tuốt vào lưới.

Print Friendly and PDF

19.2.24

Klaus Krickeberg: Một đời gắn bó với Việt Nam

KLAUS KRICKEBERG

MỘT ĐỜI GẮN BÓ VỚI VIỆT NAM

Nguyễn Xuân Xanh

(2017)

[1]

Klaus Krickeberg (1929-) thuộc thế hệ tinh hoa của CHLB Đức thời hậu chiến. Ông sinh năm 1929 tại Ludwigslust, thành phố lâu đài trung tâm của bang Mecklenburg-Vorpommern, Bắc Đức. Ngoài dòng máu Đức, ông còn mang dòng máu của những người Hugenot Pháp định cư lâu đời ở Đức để tránh đàn áp tôn giáo. Ở tuổi 29, và là một trong những người trẻ nhất, ông được phong hàm giáo sư thực thụ (full professor) tại Đại học Heidelberg (1958). Đại học Heidelberg là một đại học rất cổ xưa và nổi tiếng châu Âu, với rất nhiều alumni tên tuổi, như Max Weber, Hermann von Helmholtz, Karl Jaspers, Wilhelm Wundt, Hannah Arendt, Fritz Haber, Max Born, và những người nước ngoài như Dmitri Mendeleev, Sofia Kovalevskaya. Ông là nhà toán học làm về xác suất đầu tiên thời hậu chiến, cùng giúp xây dựng ngành xác suất từ con số không sau khi Quốc xã phá tan nền khoa học đỉnh cao của nước Đức. Ông là người nổi tiếng đầu tiên ở nước ngoài và được mời đi diễn thuyết, ở Mỹ, Đan Mạch, Pháp, Liên Xô… Năm 1968, ông đã được bầu làm “Fellow” của “Institute of Mathematical Statistics” của Hoa Kỳ, một vinh dự rất lớn. Sự công nhận lớn nhất dành cho ông là từ 1977-1979, ông được bầu làm Chủ tịch của “Bernoulli Society for Mathematical Statistics and Probability”, tổ chức quốc tế trong lãnh vực này. Ngoài ra, 1983, ông được bầu làm viện sĩ của “Hàn lâm viện Khoa học Đức Leopoldina”, viện hàn lâm hoạt động lâu đời nhất thế giới, nơi mà Albert Einstein và David Hilbert cũng từng là thành viên. Còn rất nhiều vinh dự khác dành cho ông.

Năm 1965 một cử chỉ đã đưa ông vào một cuộc dấn thân có tính “định mệnh” mà có lẽ ông cũng chưa hình dung hết, là góp tiền cho Vietnam Hilfsaktion, một tổ chức nhân đạo ở Cộng Hòa Liên Bang Đức quyên góp giúp Việt Nam. Đó là một việc làm nhân đạo trước nhất, nhưng cũng hàm chứa tính chất chính trị nhất định. Mối liên hệ với Việt Nam hình thành từ đó, và ngày càng sâu sắc.

Print Friendly and PDF

17.1.24

Trào lưu triết học Khai Sáng cấp tiến của Spinoza, một cuộc đàm thoại với Jonathan Israel

TRÀO LƯU TRIẾT HỌC KHAI SÁNG CẤP TIẾN CỦA SPINOZA, MỘT CUỘC ĐÀM THOẠI VỚI JONATHAN ISRAEL

Tại sao Spinoza lại là thành viên của thế giới và của nền văn hóa của chúng ta? Thật ra đó là câu hỏi thúc đẩy cuộc điều tra lịch sử quan trọng gần đây của Jonathan Israel về thời kỳ của triết gia này. Ngược lại với một số lớn các nhà nghiên cứu, ông khẳng định rằng Spinoza và di sản của ông là rất quan trọng đối với một bộ phận các nhà tư tưởng của trào lưu triết học Khai Sáng. Chúng tôi đã gặp ông ở New York và đã có một cuộc trò chuyện dài.

Tác giả: Florian Louis[*]


Jonathan I. Israel, Spinoza, Life and Legacy, Oxford, Oxford University Press, 2023, 1344 trang, ISBN 9780198857488

Để bắt đầu, xin ông có thể nói cho chúng tôi rõ hơn về tính chất của quyển sách ông dành cho Spinoza? Như nhan đề phụ nêu ra, ông nghiên cứu cuộc đời của Spinoza và cả di sản của ông ấy. Như vậy đây không chỉ là một tiểu sử. Công trình của ông khác với công trình nghiên cứu tiểu sử kinh điển ở những điểm nào, ví dụ như công trình của Steven Nadler?

JONATHAN I. ISRAEL:

Jonathan Israel (1946-)
Steven Nadler (1958-)

Trước tiên tôi muốn nói là tôi khâm phục công trình của Steven Nadler. Chúng tôi là những người bạn thân và thường xuyên trao đổi với nhau về những nghiên cứu của chúng tôi về Spinoza. Tác phẩm tiểu sử của Spinoza của ông ấy đã được xuất bản năm 1999. Vậy là đã gần một phần tư thế kỷ, và từ đó đến nay đã có nhiều nghiên cứu mới ở Hà Lan, Anh, Pháp, Ý, Đức và đặc biệt là ở Mỹ, từ những tài liệu lưu trữ vốn chưa được khai thác. Như vậy chúng ta có được nhiều chi tiết về cuộc đời của Spinoza và ảnh hưởng đầu tiên của những tư tưởng của ông hơn năm 1999 và tất nhiên, Steven Nadler có lẽ đã viết tiểu sử của ông khác hơn với nhiều chi tiết hơn, nếu như ngày đó ông đã có được tất cả những nghiên cứu mới này.

Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng Steven Nadler là một triết gia và ông chủ yếu tập trung vào cuộc đời của Spinoza. Như vậy quyển sách của ông chủ yếu là một tiểu sử. Thế nhưng như bạn nói quyển sách của tôi có nhiều điều hơn đơn thuần là một tiểu sử. Tôi thấy dường như cuộc đời của Spinoza ẩn dật và bình lặng, đòi hỏi phải vượt khỏi khuôn khổ này. Thật vậy, ông đã rất ít đi du lịch và có nhiều thời gian sống một mình. Ông làm việc ban đêm và ngủ ban ngày, trái ngược với đa số người. Như vậy, thoạt tiên ta có thể nghĩ ông sống một cuộc đời rất bình lặng, không sóng gió. Nhưng trong thực tế, ông đã gây ra những chống đối, giận dữ, cuồng nộ nhiều hơn bất kỳ một nhà tư tưởng nào cùng thời với ông.

Quyển sách của tôi có nhiều điều hơn đơn thuần là một tiểu sử. Tôi thấy dường như cuộc đời của Spinoza là ẩn dật và bình lặng, đòi hỏi phải vượt khỏi khuôn khổ này.

JONATHAN I. ISRAEL

Print Friendly and PDF

13.1.24

Norbert Elias, nhà nghiên cứu không thể xếp loại được

NORBERT ELIAS, NHÀ NGHIÊN CỨU KHÔNG THỂ XẾP LOẠI ĐƯỢC

Nathalie Heinich[*]

Ngày nay, Norbert Elias, nhà xã hội học về nền văn minh của các phong tục đã truyền cảm hứng cho toàn bộ các ngành khoa học nhân văn. Sự nghiệp của ông bao gồm nhiều chủ đề, từ cơ thể đến Nhà nước, vượt ra ngoài ranh giới của các ngành.

Sự tiếp nhận chậm chạp đối với sự nghiệp của Norbert Elias đã trở thành huyền thoại trong lịch sử của các khoa học về con người và xã hội. Luận án của ông về xã hội cung đìnhcuốn sách lớn đầu tiên của ông về “quá trình văn minh” chỉ xuất hiện trong các hiệu sách hơn ba mươi năm sau khi chúng được soạn thảo; và ông chỉ được công nhận là một trong những nhà xã hội học vĩ đại nhất sau khi đã về hưu, kết thúc một sự nghiệp hàn lâm thất thường.

Print Friendly and PDF

9.1.24

Thách thức Vésuve: đi thư viện, 2000 năm sau

THÁCH THỨC VÉSUVE: ĐI THƯ VIỆN, 2000 NĂM SAU

Quan điểm thời sựSức mạnh của trí tuệ nhân tạo

Một thư viện bị lãng quên có thể tái sinh từ những tro tàn của núi Vésuve? Đã hai thế kỷ trôi qua từ khi ta biết đến sự tồn tại của những cuộn giấy cói bị cháy đen thành than, chúng dường như bị hủy hoại mãi mãi, không thể giải mã được. Nhưng những bước tiến nhảy vọt về công nghệ gần đây nhất và sự hợp tác của những người đam mê có thể giúp giải mã các văn bản Hy Lạp và La Mã từ thời Cổ Đại. Raphaël Doan giải thích cho chúng ta những lý do của phép lạ này.

Tác giả: Raphaël Doan[1]

Johan Christian Dahl, Núi lửa Vésuve phun trào, tranh sơn dầu, 1824, Metropolitan Museum of Art.

Càng tiến về tương lai thì chúng ta cũng tiến đến gần quá khứ. Đó là một trong những đặc tính kỳ lạ của sự tiến bộ của kỹ thuật và tri thức. Khoảng cách giữa chúng ta và các thời kỳ cổ xưa càng gia tăng thì những thời kỳ này lại càng lộ rõ ra cho chúng ta. Chúng ta biết thời Cổ Đại nghìn lần rõ hơn người thời Trung Cổ biết về nó (thời Cổ Đại), chúng ta biết thời Trung Cổ nghìn lần rõ hơn người thời kỷ nguyên Ánh Sáng biết về nó. Voltaire đã viết: “Để thâm nhập vào mê lộ tối tăm của thời Trung Cổ, cần phải nhờ đến các tài liệu lưu trữ, và ta hầu như không có.” Công nghệ và hoạt động nghiên cứu càng tiến triển, chúng ta càng tìm lại được và có thể xử lý các nguồn và các tài liệu, chúng ta càng có thể suy diễn, phát hiện và phục dựng.

Print Friendly and PDF

2.1.24

Triển vọng kinh tế toàn cầu và Việt Nam năm 2024

TRIỂN VỌNG KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM NĂM 2024

Trần Quốc Hùng[*]

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng chậm lại bởi nhiều yếu tố rủi ro bất định, nền kinh tế Việt Nam còn tồn tại những khó khăn riêng cản trở sự phát triển.

Còn đó những rủi ro bất định toàn cầu

Nền kinh tế toàn cầu bước vào năm 2024 với nhiều khó khăn tồn tại và thử thách nghiêm trọng. Mức tăng trưởng sẽ chậm lại, thấp hơn so với các thập kỷ trước vì nhiều lý do.

Bốn năm sau khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hồi phục trở lại quỹ đạo tăng trưởng trước đại dịch. GDP toàn cầu năm 2023 sẽ thấp hơn khoảng 3,4% (tương đương 3.700 tỉ đô la Mỹ) so với GDP dự đoán trước khi có dịch. Sự mất mát này được phân bố không đồng đều. Mỹ là nước duy nhất đã hồi phục trở lại quỹ đạo tăng trưởng trước đại dịch. Châu Âu vẫn còn tăng trưởng dưới 2,2% và Trung Quốc 4,2% so với trước Covid-19.

Đáng chú ý là 73 nước nghèo có lợi tức thấp (low income countries - theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)) bị mất đến 6,5% GDP vì đại dịch. Sự mất mát này sẽ không hồi phục lại được. Nói cách khác, Covid-19 đã khiến các nước nghèo tăng trưởng chậm lại, và bị tụt hậu rất nhiều trong nỗ lực phát triển. Thêm khoảng Gần 100 triệu người đã bị rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực.

Print Friendly and PDF

19.12.23

Điện thoại thông minh làm suy yếu khả năng chú ý của trẻ em và người lớn ra sao

ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH LÀM SUY YẾU KHẢ NĂNG CHÚ Ý CỦA TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN RA SAO

Shutterstock

Chuyện điện thoại thông minh và các thiết bị kỹ thuật số khác kiểm soát và thu hút sự chú ý của chúng ta chẳng có gì mới, cả ở người lớn và thanh thiếu niên. Điều này có thể được minh họa bằng ba tình huống khác nhau nhưng rất phổ biến sau:

  1. Một nhóm thanh thiếu niên đang ngồi cạnh nhau. Mỗi người đều đang nhìn chằm chằm vào một màn hình.
  2. Hành khách trên các phương tiện giao thông công cộng đang cúi gằm mặt để chăm chú vào điện thoại, lướt vô tận trên mạng xã hội hoặc chơi một game gây nghiện. Rất ít người đang đọc sách, hoặc thậm chí nhìn ra ngoài cửa sổ.
  3. Bạn đang hoàn thiện bài thuyết trình cho công việc trên máy tính. Một thông báo qua email đến từ một đồng nghiệp có kèm liên kết dẫn đến một video ngắn, thú vị. Liên kết này đưa bạn đến trang mạng xã hội, sau đó gợi ý cho bạn một video khác, rồi một video khác nữa. Trước khi bạn kịp nhận ra thì một giờ đã trôi qua mà bài thuyết trình vẫn chưa xong.

Bị kẹt trong một ứng dụng

Ba ví dụ trên chứng minh cách các ứng dụng di động được thiết kế để thu hút sự chú ý của chúng ta. Hầu hết các ứng dụng đều hoạt động như vậy vì chúng miễn phí. Thay vì tính phí người dùng, họ kiếm tiền bằng cách thu thập dữ liệu và quảng cáo. Càng dành nhiều thời gian nhìn vào màn hình, chúng ta càng tiêu thụ nhiều dữ liệu và quảng cáo.

Theo dữ liệu từ năm 2022 do Viện Thống kê Quốc gia Tây Ban Nha công bố, 40% trẻ em 11 tuổi có điện thoại. Con số này tăng lên 75% khi trẻ 12 tuổi và sau đó lên 90% khi trẻ 14 tuổi. Các ứng dụng mà trẻ em dùng trên những chiếc điện thoại này cũng là những ứng dụng mà người lớn dùng, và chúng tuân theo logic công nghiệp của Internet: cung cấp mọi thứ một cách nhanh chóng, hiệu quả và với nỗ lực (cần thiết để tiếp cận) tối thiểu cho người dùng.

Trẻ em ngày nay là những người “bản địa kỹ thuật số” [digital natives], nghĩa là chúng chưa bao giờ biết đến cuộc sống mà không thể truy cập internet. Lớn lên cùng những cú nhấp chuột, chúng chuyển từ nội dung này sang nội dung khác mà chẳng cần nghĩ nhiều. Theo lời của triết gia Byung-Chul Han trong cuốn sách năm 2021 của ông Nong-things (tạm dịch: Chẳng có gì), kiểu kích thích liên tục này có nghĩa là “chúng ta nhanh chóng cần đến những kích thích mới. Chúng ta đã quen với việc coi thực tế là một nguồn đầy những kích thích và bất ngờ.” Chúng ta gặp khó khăn trong việc tập trung sự chú ý vào bất kỳ thứ gì và “cơn sóng thần thông tin này kích động hệ thống nhận thức của ta”.

Print Friendly and PDF

5.12.23

Maurice Godelier: “Ta có thể phần nào bắt chước phương Tây để chống lại nó tốt hơn”

MAURICE GODELIER[*]: “TA CÓ THỂ PHẦN NÀO BẮT CHƯỚC PHƯƠNG TÂY ĐỂ CHỐNG LẠI NÓ TỐT HƠN”

PHỎNG VẤN do GÉRARD VINDT thực hiện

Trong tác phẩm mới nhất của ông xuất bản vào tháng 6, Khi phương Tây chiếm lĩnh thế giới (thế kỷ 15 - 21). Liệu chúng ta có thể hiện đại hóa mà không phương Tây hóa không/Quand l’Occident s’empare du monde (XVe - XXIe siècle). Peut-on alors se moderniser sans s’occidentaliser? (NXB CNRS), Maurice Godelier, một nhà nhân học nổi tiếng quốc tế và từng đoạt huy chương vàng CNRS, đã thực hiện một phân tích lịch sử chuyên sâu để trả lời một câu hỏi, mà ông nói, đã khiến ông bận tâm từ lâu nay.

Maurice Godelier (1934-)

Dựa trên kinh nghiệm lâu năm đã đưa ông đến thực địa ở New Guinea (Châu Đại Dương), cũng như ở Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, ông đặt câu hỏi về mối liên hệ giữa hiện đại hóa và phương Tây hóa khắp thế giới.

Ông đặc biệt đề cập đến trường hợp của các quốc gia, trong quá trình hiện đại hóa, đã vạch ra những ranh giới trong đó tôn giáo thường đóng một vai trò quan trọng và ông thiết lập một hệ thống các loại hình chống lại phương Tây. Tuy nhiên, theo ông, mối đe dọa chính đối với phương Tây đến từ những căng thẳng nội bộ của nó.

Print Friendly and PDF

4.12.23

Tài chính hóa đã làm cho nền kinh tế trở nên mong manh hơn

TÀI CHÍNH HÓA ĐÃ LÀM CHO NỀN KINH TẾ TRỞ NÊN MONG MANH HƠN

Trần Quốc Hùng

Kể từ những năm 1980, sự tăng trưởng của các hoạt động và tài sản tài chính đã đóng vai trò ngày càng chi phối nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Khi khoảng cách giữa khối lượng giao dịch tài chính và giá trị tài sản tài chính trên toàn thế giới tăng lên đáng kể so với các hoạt động kinh tế cơ bản được đo bằng GDP toàn cầu – vốn đang chậm lại – các nền kinh tế trở nên mong manh hơn, dễ bị bất ổn và khủng hoảng tài chính; và ngày càng phụ thuộc vào sự hỗ trợ ngân sách và tiền tệ của chính phủ. Tuy nhiên, vì nguồn lực của họ đã bị huy động quá nhiều – do nợ chính phủ cao và thâm hụt ngân sách cũng như bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương đã quá lớn – các chính phủ sẽ không dễ dàng hỗ trợ đầy đủ để ổn định các cuộc khủng hoảng lớn trong tương lai. Nói cách khác, chúng ta đang ở trong một vùng đất chưa được khảo sát; và có lẽ đó là rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

Print Friendly and PDF

25.11.23

Kĩ sư-triết gia: những nhà tư tưởng của tương lai, những người hành động

KỸ SƯ-TRIẾT GIA: NHỮNG NHÀ TƯ TƯỞNG CỦA TƯƠNG LAI, NHỮNG NGƯỜI HÀNH ĐỘNG

Tác giả: François L’Yvonnet

Giáo sư triết học, phụ trách xuất bản

Richard Robert ghi lại

Tóm tắt

  • Nếu sự tư biện triết học truyền thống gặp khó khăn trong việc tìm một chỗ đứng ngày nay, thì nổi lên một gương mặt mới: người kỹ sư-triết gia.
  • Là người quan sát và là tác nhân của những diễn biến công nghệ đang biến đổi thế giới của chúng ta, kỹ sư-triết gia có một cảm nhận sâu sắc về lợi ích chung và tự cảm thấy mang một trách nhiệm.
  • Kỹ sư-triết gia sống trong một thời kỳ bị ám ảnh bởi các cuộc khủng hoảng: vậy là họ dựa vào những lời hứa bị phản bội của quá khứ để soi sáng những biến đổi tương lai.
  • Ngày nay đổi mới sáng tạo hòa hợp cùng tự nhiên, thay vì tìm cách chế ngự nó như trong triết lý cổ điển.
  • Kỹ sư-triết gia đề nghị một cách nhìn nhấn mạnh đến sự hòa nhập hoạt động của con người vào một môi trường, đó là sinh thái theo nghĩa chính xác của thuật ngữ này.

Ngày trước Pascal và Leibniz là hiện thân của hình ảnh triết gia nhà khoa học. Có phải hình ảnh này đã biến mất?

François L’Yvonnet

Thế kỷ XX đã có một biến đổi to lớn, với sự phát triển và lan rộng chưa từng có của các tri thức khoa học và kỹ thuật, sự lan rộng này hạn chế những tham vọng của triết học truyền thống về sự quan tâm của mình đối với tất cả các tri thức, như Bergson vẫn còn làm. Các khoa học trở nên độc lập, và sự tư biện triết học khó tìm được chỗ đứng của mình.

Nhưng cùng lúc ta thấy nổi lên một gương mặt mới: kỹ sư-triết gia. Họ không là hiện thân của một trường phái cụ thể, cho dù số người đại diện của họ xuất thân từ cùng một trường đại học (alma mater), là trường trọng điểm Đại học Bách khoa (École polytechnique). Điều mà họ có chung, và không phải là không có mối liên hệ với việc phục vụ Nhà nước được kết hợp với ngôi trường này, là một sự quan tâm sâu sắc đến lợi ích chung, dựa trên nhận thức về một trách nhiệm. Là những thành viên của tầng lớp tinh hoa được định hướng để điều hành đất nước (hoặc chí ít là điều hành các tổ chức quan trọng), họ thấy mình mang ơn. Họ cũng là những kỹ sư tổng quát, nắm vững một diện rộng các kiến thức thực hành và lý thuyết, và họ quan sát sát sao những diễn biến công nghệ đang biến đổi thế giới: nhiệm vụ của họ là làm sáng tỏ những diễn biến này.

Print Friendly and PDF

17.11.23

Giải Goncourt, lịch sử một sự ra đời gian truân

GIẢI GONCOURT, LỊCH SỬ MỘT SỰ RA ĐỜI GIAN TRUÂN

Tác giả: Gabrielle Hirchwald*

Edmond de Goncourt par Nadar. Wikimedia

Nếu cái tên Goncourt được chuyển đến hậu thế nhờ giải thưởng văn học nổi tiếng nhất, tưởng cũng nên nhắc lại là nó được đề ra bởi hai anh em, Jules và Edmond, là những nhà văn đồng thời là nhân chứng và tác nhân của nửa sau thế kỷ XIX. Đàng sau giải Goncourt và Viện Hàn Lâm Goncourt ẩn giấu một câu chuyện đầy sóng gió mà người ta đã quên nguồn gốc của nó.

Nếu ta chỉ có thể chúc mừng người được giải là Hervé Le Tellier về tác phẩm L’Anomalie (Điều bất thường), thì năm nay (năm 2020 – năm đại dịch Covid hoành hành – ND) tác giả này sẽ phải chấp nhận một sự nồng hậu ảo. Thật vậy, giải Goncourt đã được trao trong những điều kiện chưa từng xảy ra: những cuộc thảo luận từ xa, thời gian trao giải bị lùi lại, không có những vui thú tiệc tùng, không có những phóng viên ham muốn thu thập được những tuyên bố đầu tiên của người đạt giải, không có những tập hợp rình rang của đám đông trước tiệm ăn Drouant. Tóm lại là trong sự im lặng cá nhân trước màn hình trực tuyến, của viện sĩ hàn lâm đối diện với sự đơn độc của mình, người hạnh phúc được giải thưởng bị cuốn hút vào một niềm xúc động qua trung gian màn hình, xa, rất xa với sự sôi động truyền thông quen thuộc và với tinh thần hào hiệp như mong muốn của Edmond de Goncourt.

Print Friendly and PDF

9.11.23

Tại sao châu Á không ủng hộ Israel trong cuộc chiến chống Hamas

TẠI SAO CHÂU Á KHÔNG ỦNG HỘ ISRAEL TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG HAMAS

Hubert Testard[*]

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Tổng thống Indonesia Joko Widodo. (Nguồn: New Straits Times)

Các nước châu Á-Thái Bình Dương đã phải trả một giá đắt về nhân mạng trong cuộc tấn công của Hamas vào Israel, với số người chết, mất tích hoặc con tin nhiều hơn châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Tuy vậy, những tuyên bố ủng hộ Israel vẫn rất thận trọng/dè dặt và rất ít. Chỉ có Nhật Bản và Australia chính thức coi Hamas là tổ chức khủng bố, trong khi dư luận quần chúng ngày càng công khai đứng về phía chống lại cuộc tấn công của Israel ở Gaza. Có bốn lý do chính dẫn đến sự khác biệt này với các chính phủ phương Tây là tình đoàn kết tôn giáo đối với một số quốc gia nhất định, tình cảm chống thực dân rất sâu sắc, tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại với các nước Ả Rập, mà những quan hệ kinh tế và thương mại với Israel không thể bù đắp, và tính toán chiến lược của một số nước, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan.

Bạo lực vô nhân đạo trong cuộc tấn công do Hamas thực hiện vào ngày 7 tháng 10 không đủ để tạo ra một phong trào đoàn kết với Israel ở châu Á, bất chấp những tội ác đã gây ra đối với người dân thường và những hậu quả trực tiếp về mặt con người đối với một số quốc gia. Ngược lại, cuộc phản công của Israel và thảm họa nhân đạo mà nó tạo ra đang gây ra sự phẫn nộ ngày càng tăng trong người dân và một số chính phủ.

Print Friendly and PDF

6.11.23

Palestine cho đến chết

PALESTINE CHO ĐẾN CHẾT

Bản năng chết tàn phá đất Palestine và tàn sát cư dân Palestine. Chúng ta đang ở trong vòng luẩn quẩn của sự bất lực và tính toán mà chúng ta sẽ không thể thoát ra được. Do đó, thảm họa sẽ đến hồi kết và chúng ta sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Etienne Balibar

Triết gia, cựu giáo sư tại Đại học Tây Paris (Nanterre)  

Blog này mang tính chất cá nhân, ban biên tập không ở cội nguồn nội dung của nó.

-----------------------------------------------------------------

Bản năng chết tàn phá vùng đất Palestine và tàn sát cư dân Palestine.

Lực lượng biệt kích Hamas, bị nhốt cùng hai triệu người tị nạn trong nơi được gọi là “nhà tù ngoài trời”, đã tự chôn vùi và được chuẩn bị trong một thời gian dài, nhận được sự hỗ trợ từ các cường quốc khác trong khu vực và hưởng lợi từ sự dung túng tự mãn nhất định từ phía Israël, vốn coi họ là “kẻ thù ưa thích” của mình.

Lực lượng biệt kích Hamas đã thực hiện một cuộc tấn công phá vòng vây làm cho Tsahal (quân đội Israel) đang bận rộn giúp đỡ những người định cư Do Thái ở Cisjordanie, sửng sốt. Điều này, có thể hiểu được, đã tạo ra sự nhiệt tình trong giới trẻ Palestine và dư luận trong thế giới Ả Rập.

Tuy nhiên nó đã đi kèm với những tội ác đặc biệt ghê tởm đối với người dân Israel: ám sát người lớn và trẻ em, tra tấn, hãm hiếp, bắt cóc. Tính chính đáng của chính nghĩa mà họ giương cao không bao giờ có thể dung thứ cho những tội ác như vậy được.

Print Friendly and PDF

6.10.23

Xã Hội Học Toàn Cầu như cuộc Đối Thoại Toàn Cầu được Đổi Mới

XÃ HỘI HỌC TOÀN CẦU NHƯ CUỘC ĐỐI THOẠI TOÀN CẦU ĐƯỢC ĐỔI MỚI

Geoffrey Pleyers[*]

Ảnh: Arbu, 2023

Lời giới thiệu của dịch giả

Được thành lập năm 1949 với sự bảo trợ của UNESCO, Hiệp Hội Xã Hội Học Quốc Tế (International Sociological Association ISA/Association internationale de sociologie AIS) là hiệp hội xã hội học lớn nhất thế giới quy tụ các nhà xã hội học và các tổ chức xã hội học quốc gia, tập thể và chuyên môn của 146 nước trên thế giới. ISA đã được UNESCO công nhận là đối tác chính trong lĩnh vực khoa học nói chung và xã hội học nói riêng. Mục tiêu của ISA là đại diện cho các nhà xã hội học trên toàn thế giới, mà không tính đến cách tiếp cận hay ý thức hệ của họ. Mục tiêu của ISA là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xã hội học khoa học và tăng cường sự hiển thị quốc tế của xã hội học.

Geoffrey Pleyers

Đại Hội lần thứ XX của ISA đã được tiến hành ở Melbourne (25 tháng 6 - 1 tháng 7, năm 2023). Nhà xã hội học Bỉ, Geoffrey Pleyers, đã được bầu vào chức chủ tịch hiệp hội, nhiệm kỳ 2023-2027. Phương hướng phát triển chính của xã hội học thế giới (global sociology) đã được xác định trong đại hội này: 

-          Phê phán chủ nghĩa lấy Châu Âu làm tâm điểm

-          Hiển thị kiến thức thay thế

-          Xây dựng tư thế hướng tới cuộc gặp gỡ với người khác

Để giúp độc giả hiểu thêm về đường lối chiến lược này, chúng tôi xin dịch bài của ông Geoffrey Pleyers mang tựa đề “Xã Hội Học Toàn Cầu như cuộc Đối Thoại Toàn Cầu được Đổi Mới/Global Sociology as a Renewed Global Dialogue” trong tạp chí Global Dialogue (tháng 3 năm 2023)

--------------------------------------------------------------

Sau thời kỳ hoàng kim vào những năm 1990, xã hội học toàn cầu đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của các cách tiếp cận bao gồm các nghiên cứu hạ cấp (subaltern), hậu thực dân (postcolonial), phi thực dân (decolonial), nữ quyền và giới tính (feminist and gender), cũng như các lý thuyết Phương Nam (Southern theories) cùng với các “nhận thức luận khác của Phương Nam”. Vượt lên trên tính không đồng nhất và những khác biệt, những cách tiếp cận này hội tụ trong việc thách thức tính chính đáng của xã hội học toàn cầu, vốn được đồng nhất với Chủ nghĩa lấy châu Âu làm tâm điểm (Eurocentrism) và sự thống trị của các nhà xã hội học Phương Bắc/Phương Tây.

Chương trình nhận thức luận được các lý thuyết phê phán này đề xuất kết hợp hai bước. Bước đầu tiên là sự giải cấu trúc chủ nghĩa lấy châu Âu làm tâm điểm vốn là nguồn gốc của xã hội học toàn cầu và của hầu hết các khung nhận thức trong các ngành của chúng ta, như Sujata Patel đã chỉ rõ. Điều này thách thức các hình thức thống trị về sự sản xuất và phổ biến kiến thức của Phương Tây cũng như các thế giới quan lấy Châu Âu làm tâm điểm. Enrique Dussel đã chỉ ra rằng tính thực dân và sự chinh phục châu Mỹ không phải là vấn đề phụ của thời hiện đại mà là một sự kiện nền tảng mà trên đó tính hiện đại đã được xây dựng và qua đó được tiếp tục tự tái tạo. Các tính chủ quan của Phương Tây đã tự xây dựng mình trong mối quan hệ thống trị “những người khác”. Phân tích các tác nhân, cơ chế và thể chế xã hội đã xây dựng, duy trì, tái tạo và cập nhật các hình thức này của sự thống trị về mặt xã hội và nhận thức là một nhiệm vụ thiết yếu đối với khoa học xã hội ngày nay. Việc này bao gồm sự phân tích phản tư về chính vai trò trong quá khứ và hiện tại của chính những quan điểm này trong việc tái tạo hệ thống xã hội và nhận thức này.

Print Friendly and PDF

4.10.23

Chỉ 3 giải Nobel để bao phủ tất cả các lĩnh vực khoa học

CHỈ 3 GIẢI NOBEL ĐỂ BAO PHỦ TẤT CẢ CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC – CÁCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU NGÀY NAY ĐẶT RA THÁCH THỨC CHO GIẢI THƯỞNG DANH GIÁ NÀY RA SAO

Hạng mục 'hóa học' của giải Nobel đã biến thành 'hóa sinh'? Ảnh: Getty Images

Tôi chủ yếu là một nhà hóa học thực nghiệm – loại người vào phòng thí nghiệm và trộn và khuấy các hóa chất – kể từ khi bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1965. Hiện nay và trong suốt 15 năm qua, tôi là một nhà sử học toàn thời gian về hóa học.

Vào tháng 10 hằng năm, khi thông báo về những người đoạt giải Nobel năm đó được công bố, tôi kiểm tra kết quả với tư cách là một nhà hóa học. Và tôi thường xuyên có phản ứng giống như nhiều nhà hóa học đồng nghiệp của mình: “Họ là ai? Và họ đã làm gì?"

Một lý do cho sự hoang mang – và thất vọng đó – là trong nhiều năm gần đây, không có “nhà hóa học yêu thích” nào của tôi hoặc của những nhà hóa học đồng nghiệp của tôi sẽ tới Stockholm. Tôi không có ý cho rằng những người đoạt giải Nobel này là không xứng đáng – hoàn toàn ngược lại. Đúng hơn, tôi đang đặt câu hỏi liệu một số giải thưởng này có thuộc ngành hóa học hay không.

Print Friendly and PDF