SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
0 | P a g
Nh
S
g e
hững k
gỗ Việ
So sánh s
khác b
ệt Nam
số liệu Hả
Trần Lê H
Cao Thị Cẩ
biệt cơ
m-Tru
ải quan V
Tô Xuân P
Huy (Hiệp h
Cẩm (Hiệp
Thá
ơ bản
ung Qu
Việt Nam
Phúc (Fore
hội Gỗ và
hội Gỗ và
áng 9 năm 2
n trong
uốc 20
m và Hải
est Trends)
Lâm sản B
Lâm sản
015
g thươ
012 –
quan Tr
)
Bình Định)
Việt Nam)
ơng m
2014
rung Quố
)
)
mại
4
ốc
1 | P a g e
Lời cảm ơn
Nhóm tác giả xin cảm ơn ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội
Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Thường trực Hội gỗ
Mỹ nghệ Thành phố Hồ Chí Minh vì những ý kiến đóng góp cho Báo cáo. Xin cảm ơn các cá
nhân và tổ chức trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, chế biến và thương mại các sản
phẩm gỗ sang Trung Quốc đã chia sẻ thông tin với nhóm tác giả.
2 | P a g e
Nội dung
Lời cảm ơn..................................................................................................................................... 1
1. Giới thiệu............................................................................................................................... 3
2. Một số nét tổng quan thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc................................................ 5
2.1. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc..........................................................................................5
2.1.1. So sánh về kim ngạch xuất nhập khẩu..................................................................................5
2.1.2. So sánh về khối lượng xuất nhập khẩu .................................................................................6
2.2. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc ............................................................................................8
2.2.1. So sánh về kim ngạch nhập khẩu..........................................................................................8
2.2.2. So sánh về khối lượng nhập khẩu.........................................................................................9
3. Các mặt hàng gỗ xuất khẩu chính của Việt Nam.....................................................................10
3.1. Dăm gỗ..................................................................................................................................10
3.2. Gỗ xẻ .....................................................................................................................................11
3.3. Các mặt hàng đồ gỗ ..............................................................................................................12
3.4. Gỗ tròn..................................................................................................................................14
3.5. Ván bóc .................................................................................................................................15
4. Lí giải sự khác biệt và ý nghĩa đối với công tác quản lý...........................................................17
4.1. Dăm gỗ..................................................................................................................................17
4.2. Gỗ xẻ .....................................................................................................................................17
4.3. Đồ gỗ.....................................................................................................................................17
4.4. Gỗ tròn..................................................................................................................................18
4.5. Ván bóc .................................................................................................................................18
4.6. Chênh lệch số liệu hải quan và ý nghĩa đối với công tác quản lý...............................................20
5. Kết luận.................................................................................................................................21
Phụ lục 1. Hệ số quy đổi m3 sản phẩm sang m3 gỗ tròn cho các sản phẩm chính ...........................23
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................23
3 | P a g e
1. Giới thiệu
Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên, kéo dài qua 7 tỉnh của Việt Nam, với 29 cửa
khẩu lớn nhỏ khác nhau, đó là chưa kể đến các cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở.1
Với dân
số trên 1 tỉ người, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 7% và tầng lớp trung
lưu ngày càng mở rộng, Trung Quốc hiện là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất
của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan của Việt Nam, năm 2014 Việt
Nam xuất khẩu sang Trung Quốc một số lượng hàng hóa tương đương với 14,9 tỉ USD về
kim ngạch2
, chủ yếu là các mặt hàng thuộc nhóm mặt hàng trung gian như nhiên liệu thô,
khoáng sản, cao su, gỗ (chiếm 51,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu), các mặt hàng tiêu
dùng (22,4%) và xăng dầu (17,9%).3
Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cũng cho thấy
cũng trong năm này (2014) Việt Nam nhập khẩu một khối lượng hàng hóa từ Trung Quốc
tương đương với 43,8 tỉ USD. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các loại hàng
hóa phụ trợ cho ngành dệt may, da giày, điện tử, may móc thiết bị, cây con giống, thức ăn
gia súc. 4
Nguồn số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy thâm hụt thương mại của Việt Nam
với Trung Quốc là gần 29 tỉ USD, một con số đáng báo động và có tác động trực tiếp đến
nền kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, số liệu của Tổng cục Hải quan của Trung Quốc đối với các sản phẩm hàng hóa
được nhập khẩu từ Việt Nam cho thấy một hình ảnh khác biệt rất lớn, thậm chí đáng báo
động hơn so với bức tranh được đưa ra từ nguồn số liệu của Hải quan Việt Nam. Cụ thể,
theo Hải quan Trung Quốc, năm 2014 Trung Quốc nhập khẩu một khối lượng hàng hóa từ
Việt Nam tương đương với 19,9 tỉ USD (cao hơn 5 tỉ USD so với con số công bố của Hải quan
Việt Nam). Cũng theo số liệu Hải quan Trung Quốc, trong năm 2014 Trung Quốc xuất khẩu
các loại sản phẩm hàng hóa sang Việt Nam tương đương với 63,7 tỉ USD, cao hơn 20,1 tỉ
USD so với con số thống kê bởi cơ quan Hải quan Việt Nam.5
Nếu sử dụng nguồn số liệu của
Hải quan Trung Quốc, năm 2014 thâm hụt thương mại của Việt Nam trong thương mại song
phương với Trung Quốc là 43,8 tỉ USD, cao hơn 14,8 tỉ USD so với con số thâm hụt được
công bố bởi Hải quan của Việt Nam.
Những khác biệt cơ bản về số liệu thống kê giữa Việt Nam và Trung Quốc gần đây đã được
các cơ quan báo chí của Việt Nam mô tả là sự kiện ‘trấn động nghị trường’ tại Việt Nam.6
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho các cơ quan quản lý của Việt Nam về các khác biệt này, cụ
thể về con số gần 14,8 tỉ USD khác biệt về thâm hụt thương mại giữa số liệu thống kê giữa 2
nguồn số liệu. Nhiều cách giải thích đã được đưa ra bởi các cơ quan quản lý của Việt Nam,
bao gồm phương pháp tính toán không đồng nhất giữa 2 quốc gia, khác biệt về quy mô
1
http://baodautu.vn/buc-tranh-thuong-mai-viet-nam-trung-quoc-d15780.html
2
http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/thay-gi-tu-chenh-lech-so-lieu-thuong-mai-viet-nam-trung-quoc-
2015060911485601.chn
3
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=112&News=4145&CategoryID=7
4
Cùng nguồn trích dẫn với ghi chú (footnote) 3
5
Nguồn nguồn trích dẫn với ghi chú 3
6
http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/chan-dong-nghi-truong-20-ty-usd-hang-tq-lot-vao-vn-khong-qua-kiem-soat-
20150608135608892.chn
4 | P a g e
thống kê, khác biệt về tỉ giá, gian lận thương mại và buôn lậu, hay còn gọi là kinh tế ngầm.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có những giải thích thuyết phục lý giải sự khác biệt. Điều
này làm cho các thảo luận liên quan đến các khác biệt về nguồn số liệu vẫn đang còn rất
nóng.
Gỗ và sản phẩm gỗ là một trong những nhóm hàng hóa quan trọng nhất trong thương mại
song phương giữa Việt Nam – Trung Quốc. Thực trạng, động lực và xu hướng của thương
mại các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2012-2014 dựa trên nguồn dữ
liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam đã được mô tả trong Báo cáo Thương mại gỗ
Việt Nam – Trung Quốc 2012-2014: Thực trạng và xu hướng do Tổ chức Forest Trends, Hiệp
hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) và
Hội gỗ Mỹ nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) soạn thảo (Tô Xuân Phúc và cộng sự, 2015).
Tuy nhiên, báo cáo này hoàn toàn dựa trên nguồn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan
Việt Nam mà chưa có sự tham khảo nguồn số liệu thống kê từ Hải quan Trung Quốc.
Báo cáo Những khác biệt cơ bản trong thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2012-2014:
So sánh số liệu hải quan Việt Nam và hải quan Trung Quốc so sánh quy mô và xu hướng
thương mại đối với các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Dựa trên nguồn dữ liệu
thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc giai đoạn 2012-
2014, đối với cùng một số loại sản phẩm với mục đích so sánh. Báo cáo này chỉ ra một số
khác biệt quan trọng trong thương mại các mặt hàng gỗ giữa 2 quốc gia. Các so sánh này
cũng xoay quanh các khía cạnh như quy mô, động lực và xu hướng của thương mại song
phương các mặt hàng gỗ. Ngoài ra, Báo cáo cũng tập trung vào một số sản phẩm quan
trọng, với khác biệt rõ nét nhất.
Báo cáo được chia làm 4 phần chính với mỗi phần (trừ Phần 1, Giới thiệu) dựa trên nền so
sánh số liệu đối với cùng loại sản phẩm gỗ từ 2 nguồn thống kê (ví dụ số liệu giá trị và lượng
gỗ xẻ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc được thống kê bởi Hải quan Việt Nam được so
sánh với giá trị và lượng gỗ xẻ nhập khẩu vào Trung Quốc từ Việt Nam được thống kê bởi
Hải quan Trung Quốc). Phần 2 mô tả những nét tổng quan chung trong thương mại các mặt
hàng gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đi vào chi tiết một số mặt hàng chủ đạo, Phần 3 phân
tích các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc (Trung Quốc nhập khẩu từ Việt
Nam). Dựa trên Phần 3, Phần 4 thảo luận về các khác biệt và định hình các thảo luận này
trong bối cảnh những thảo luận đang diễn ra tại Việt Nam về những khác biệt về dữ liệu
thống kê giữa 2 quốc gia nói chung và thâm hụt thương mại của Việt Nam nói riêng. Trong
phần Kết luận (Phần 5), Báo cáo tóm tắt các nội dung chính và đưa ra một số kiến nghị về
chính sách nhằm góp phần làm rõ nét hơn về thực trạng, quy mô và động của thương mại
các mặt hàng gỗ giữa 2 quốc gia. Đánh giá thương mại song phương các mặt hàng gỗ dựa
trên so sánh 2 nguồn dữ liệu thống kê có ý nghĩa chính sách quan trọng, giúp giảm thiểu các
khác biệt trong dữ liệu thống kê, bao gồm cả dữ liệu liên quan đến các mặt hàng, giữa 2
quốc gia trong tương lai.
5 | P a g e
2. Một số nét tổng quan thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc
2.1. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc
2.1.1. So sánh về kim ngạch xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất khẩu nhiều mặt hàng gỗ sang Trung Quốc, đặc biệt trong 5 năm trở lại đây.
Bảng 1 chỉ ra quy mô về kim ngạch và khác biệt về kim ngạch giữa 2 nguồn thống kê
Bảng 1. Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang Trung Quốc
Năm
Hải quan Trung Quốc
(triệu USD)
Hải quan Việt Nam
(triệu USD)
Chênh lệch
(triệu USD)
2012 835,3 710,5 125
2013 1.144,5 960,4 184
2014 1.439,1 845,1 594
Bảng 1 chỉ ra sự chênh lệch rất lớn về kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng gỗ giữa 2
nguồn số liệu thống kê. So với năm 2012, con số chênh lệch năm 2013 cao hơn gấp 1,5 lần
(từ 125 triệu USD lên 184 triệu USD). Tuy nhiên, con số chênh lệch sau đó tăng vọt, khoảng
3,2 lần, ở mức 184 triệu USD (2013) lên gần 600 triệu USD năm 2014.
Hình 1 chỉ ra sự khác biệt trong giá trị xuất nhập khẩu các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và
Trung Quốc dựa trên so sánh 2 nguồn dữ liệu thống kê.
Hình 1. Chênh lệch giá trị xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam 2012-2014
-
200.0
400.0
600.0
800.0
1,000.0
1,200.0
1,400.0
1,600.0
2012 2013 2014
TriệuUSD
Hải quan Trung Quốc Hải quan Việt Nam
6 | P a g e
Thông tiến sĩ Mai Hữu tín, chi phí vận chuyển, bảo hiểm giữa Việt Nam – Trung Quốc không
thể vượt quá 6,6% trong tổng giá trị mặt hàng.7
Nếu con số được thống kê bởi cơ quan Hải
quan chưa bao gồm chi phí về vận chuyển và bảo hiểm thì với 6,6% về chí phí vận chuyển và
bảo hiểm này không thể giải thích sự chênh lệch tới hàng trăm triệu USD trong thương mại
các mặt hàng gỗ Việt Nam và Trung Quốc.
Dựa trên nguồn số liệu Hải quan Việt Nam, khi phân tích quy mô và động thái một số mặt
hàng gỗ chủ lực mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, Tô Xuân Phúc và cộng sự (2015)
đã cho thấy rằng có những bằng chứng rõ ràng cho thấy một số doanh nghiệp tham gia
thương mại các mặt hàng gỗ với Trung Quốc kê khai giá xuất khẩu thấp hơn giá nguyên liệu
đầu vào nhằm trốn/giảm thuế.
Gian lận thương mại bao gồm cả trốn thuế là một trong nguyên nhân dẫn tới những khác
biệt lớn giữa 2 nguồn dữ liệu thống kê. Tuy nhiên hiện chưa có đủ thông tin để có thể đánh
giá về vai trò của gian lận thương mại trong cơ cấu chênh lệch về giá trị xuất nhập khẩu giữa
2 quốc gia.
2.1.2. So sánh về khối lượng xuất nhập khẩu
Phân tích dữ liệu từ 2 nguồn cũng chỉ ra những khác biệt rất lớn về lượng đối với các mặt
hàng gỗ xuất nhập khẩu giữa 2 quốc gia. Áp dụng cùng tỉ lệ quy đổi từ các loại sản phẩm gỗ
xuất nhập khẩu giữa 2 quốc gia (phụ lục 1) ra đơn vị m3 gỗ quy tròn cho thấy con số khoảng
8,4 triệu m3 quy tròn các sản phẩm gỗ được xuất khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc được
thống kê bởi Hải Quan Việt Nam thấp hơn khoảng gần 1,7 triệu m3 quy tròn so với con số
của Hải quan Trung Quốc (10 triệu m3). Bảng 2 chỉ ra quy mô và mức chênh lệch về khối
lượng các mặt hàng gỗ xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc.
Bảng 2. Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang Trung Quốc 2012-2014
Năm
Hải quan Trung
Quốc
(m3 gỗ quy tròn)
Hải quan Việt
Nam (m3 gỗ quy
tròn)
Chênh lệch
(triệu m3 gỗ quy tròn)
2012 7,19 7,08 0,11
2013 10,15 8,57 1,58
2014 10,09 8,40 1,69
Bảng 2 chỉ ra sự chênh lệch rất lớn về lượng các mặt hàng gỗ xuất nhập khẩu giữa 2 quốc
gia, đặc biệt từ 2013 trở đi. Con số chênh lệch năm 2013 tăng hơn 14 lần so với con số
chênh của năm 2012. Quy mô chênh lệch năm 2014 không nhiều (Hình 2).
7
Con số đưa ra bởi Tiến sĩ Mai Hữu Tín, công bố trong buổi họp Quốc hội trong thời gian vừa qua. Thông tin
chi tiết tham khảo tại: http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/chan-dong-nghi-truong-20-ty-usd-hang-tq-lot-vao-vn-
khong-qua-kiem-soat-20150608135608892.chn
7 | P a g e
Hình 2. chênh lệch về lượng các mặt hàng gỗ xuất nhập khẩu giữa 2 quốc gia
Chênh lệch về giá trị xuất nhập khẩu được lý giải theo các nguyên nhân như gian lận thương
mại, khác biệt tỉ giá, khác biệt về cách tính toán trong cơ cấu giá trị.
Khác biệt về lượng xuất nhập khẩu do các nguyên nhân gì?
Một trong ba nguyên nhân được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra để lý giải về thâm
hụt thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam là Trung Quốc không tính giá trị xuất nhập
khẩu qua đường tiểu ngạch.8
Nếu cơ quan Hải quan Việt Nam thống kê lượng các mặt hàng gỗ xuất khẩu qua đường tiểu
ngạch thì nguyên nhân khác biệt về khối lượng chênh lệch (khối lượng Trung Quốc thống kê
lớn hơn Việt Nam) qua con đường tiểu ngạch được loại trừ.
Khác biệt về lượng các mặt hàng gỗ xuất nhập khẩu giữa 2 quốc gia có thể do sự khác nhau
trong cách tính toán. Nếu giả định này đúng, quy mô khác biệt sẽ có tính ổn định theo các
năm, bởi đây là lỗi hệ thống. Tuy nhiên, sự chênh lệch về khối lượng tăng vọt trong năm
2013 (so với 2012) và giữ ổn định trong năm 2014 có vẻ như không phải là kết quả của lỗi hệ
thống.
Một trong những nguyên nhân có thể gây ra khác biệt là tình trạng buôn lậu một số mặt
hàng gỗ giữa 2 quốc gia, với số liệu Hải quan Việt Nam không bao gồm con số về lượng xuất
lậu từ Việt Nam, trong khi đó Hải quan Trung Quốc kiểm soát được tình trạng này. Nói cách
khác, có thể con số thống kê về lượng của Hải quan Trung Quốc bao gồm cả lượng các mặt
8
Xem chi tiết 3 nguyên nhân được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư đưa ra tại: http://cafef.vn/vi-mo-dau-
tu/thay-gi-tu-chenh-lech-so-lieu-thuong-mai-viet-nam-trung-quoc-2015060911485601.chn
-
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
2012 2013 2014
Triệum3quytròn
Hải quan Trung Quốc Hải quan Việt Nam
8 | P a g e
hàng gỗ xuất khẩu lậu vào quốc gia này từ Việt Nam. Nếu giả định này đúng thì quy mô xuất
khẩu gỗ lậu từ Việt Nam sang Trung Quốc là rất lớn.
Cần tiến hành các nghiên cứu thực địa để kiểm chứng các giả định được đưa ra ở trên.
2.2. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc
2.2.1. So sánh về kim ngạch nhập khẩu
Bảng 3 chỉ ra quy mô và chênh lệch về giá trị đối với các mặt hàng gỗ của Trung Quốc được
nhập khẩu vào Việt Nam.
Bảng 3. Việt Nam nhập khẩu sản phẩm gỗ từ Trung Quốc 2012-2014
Năm
Hải quan Trung
Quốc (triệu USD
Hải quan Việt
Nam (triệu USD)
Chênh lệch
(triệu USD)
2012 251,260 201,241 50,02
2013 218,879 208,091 10,79
2014 279,544 227,932 51,61
Bảng 3 cho thấy giá trị các mặt hàng gỗ xuất khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc được thống
kê bởi Hải quan Việt Nam cao hơn khoảng trên dưới 20% so với con số thống kê được thống
kê bởi cơ quan Hải Quan Việt Nam.
Con số thống kê của Hải quan Trung Quốc về giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ từ
Trung Quốc vào Việt Nam lớn hơn con số thống kê về giá trị kim ngạch nhập khẩu của Hải
quan Việt Nam đi ngược với xu thế bên phía đầu Việt Nam xuất khẩu đi Trung Quốc (với con
số thống kê của Việt Nam đối với các mặt hàng gỗ xuất khẩu nhỏ hơn rất nhiều so với con số
thống kê của Trung Quốc về các mặt hàng này khi nhập khẩu vào Trung Quốc).
Hiện chưa có cơ sở gì để lí giải về sự chênh lệnh trong bảng 3. Cần có những nghiên cứu để
tìm hiểu về vấn đề này.Hình 3 so sánh giá trị chênh lệch.
9 | P a g e
Hình 3. Việt Nam nhập khẩu các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc 2012 - 2014
2.2.2. So sánh về khối lượng nhập khẩu
Hàng năm Việt Nam nhập tương đối nhiều loại mặt hàng gỗ từ Trung Quốc, với lượng nhập
lên tới trên dưới 1 triệu m3. Bảng 4 chỉ ra lượng nhập giai đoạn 2012-2014 được thống kê
bởi cơ quan Hải quan của 2 quốc gia. Hình 4 so sánh độ chênh lệch.
Bảng 4. Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng gỗ từ Trung Quốc (triệu m3 quy tròn)
Năm
Hải quan Trung Quốc
(triệu m3 quy tròn)
Hải quan Việt Nam
(triệu m3 quy tròn)
Chênh lệch (triệu
m3 quy tròn)
2012 0,94 1,39 0,45
2013 0,79 1,22 0,43
2014 0,97 1,34 0,37
-
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
2012 2013 2014
TriệuUSD
Hải quan Trung Quốc Hải quan Việt Nam
10 | P a g e
Hình 4. Chênh lệch về lượng các sản phẩm gỗ được nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc
2012 -2014
Phần 3 dưới đây sẽ tập trung vào so sánh 5 sản phẩm gỗ quan trọng nhất mà Việt Nam xuất
khẩu sang Trung Quốc, bao gồm (i) dăm gỗ, (ii) gỗ xẻ, (iii) các mặt hàng đồ gỗ, (iv) gỗ tròn và
(v) gỗ ván bóc. Các mặt hàng này quan trọng bởi giá trị kim ngạch cao, lượng giao dịch lớn
và/hoặc có động thái tăng trưởng đột biến trong thời gian vừa qua.
3. Các mặt hàng gỗ xuất khẩu chính của Việt Nam
3.1. Dăm gỗ
Dăm gỗ là sản phẩm xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất và lượng xuất nhiều nhất của Việt
Nam sang Trung Quốc. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 6-7 triệu m3
gỗ quy tròn về mặt hàng này, với kim ngạch đạt 600-700 triệu USD. Bảng 5 và Hình 5, 6 so
sánh giá trị kim ngạch và lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc được thống
kê bởi Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc.
Bảng 5. Kim ngạch và lượng dăm gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 2012-2014
Năm
Giá trị (triệu USD) Lượng (triệu m3 quy tròn)
Hải quan
TQ
Hải quan
VN
Chênh
lệch
Hải quan
TQ
Hải quan
VN
Chênh lệch
2012 584,27 495,16 89,11 6,28 6,38 (-)0,10
2013 757,04 600,54 156,49 8,34 7,60 0,74
2014 634,25 510,84 123,40 7,08 6,63 0,45
-
0.20
0.40
0.60
0.80
1.00
1.20
1.40
1.60
2012 2013 2014
triệuM3quytròn
Hải quan Trung Quốc Hải quan Việt Nam
11 | P a g e
Hình 5. Kim ngạch xuất khẩu dăm của Việt
Nam vào Trung Quốc 2012-2014: So sánh
Hình 6. Lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam
vào Trung Quốc 2012-2014: So sánh
Thông tin bảng 5 cho thấy những khác biệt rất lớn giữa 2 nguồn dữ liệu thống kê. Cụ thể về
giá trị, số liệu thống kê của Trung Quốc luôn cao hơn con số thống kê của Việt Nam khoảng
20% (trừ năm 2012, ở mức 15%). Giá trị kim ngạch càng cao thì chênh lệch giữa 2 nguồn
càng lớn. Mức chênh lệch bình quân hàng năm khoảng 120-150 triệu USD.
Nếu cộng thêm chi phí vận chuyển và bảo hiểm (6,6%) vào giá trị thống của của Việt Nam thì
sự chênh lệch về giá trị giữa 2 nguồn thống kê vẫn còn rất lớn.
Xu hướng chênh lệch về lượng giống như chênh lệch về giá trị. Trừ năm 2012 với lượng xuất
của Việt Nam được thống kê bởi Hải quan Việt Nam cao hơn lượng nhập vào Trung Quốc
được thống kê bởi Hải quan Trung Quốc, năm 2013-2014 lượng xuất của Việt Nam do Việt
Nam thống kê luôn nhỏ hơn lượng nhập vào Trung Quốc. Chênh lệch năm 2013 lên tới 0,75
triệu m3 gỗ quy tròn, sau đó giảm xuống còn 0,45 triệu m3 năm 2014.
Việt Nam và Trung Quốc áp dụng mức quy đổi tương đồng nhau đối với dăm gỗ (1 tấn dăm
gỗ tương đương với 1,8 m3 gỗ quy tròn). Do vậy, nguyên nhân chênh lệch về lượng do cách
tính toán khác nhau bị loại bỏ.
Có thể một phần của chênh lệch là do dăm được xuất lậu qua Trung Quốc từ Việt Nam, và số
lượng này được thống kê được bởi Hải quan Trung Quốc.
3.2. Gỗ xẻ
Trong mối quan hệ thương mại các mặt hàng gỗ giữa 2 quốc gia, gỗ xẻ là một trong những
mặt hàng gỗ xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang Trung Quốc. Bình quân mỗi năm
Việt Nam xuất khẩu khoảng 200.000-300.000 m3 gỗ xẻ sang Trung Quốc, với kim ngạch đạt
hàng trăm triệu USD. Chi tiết về quy mô và động lực của thương mại gỗ xẻ (và tròn) phân
tích từ khía cạnh của số liệu Hải quan Việt Nam đã được chỉ ra tại Báo cáo Việt Nam xuất
0
100
200
300
400
500
600
700
800
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
TriệuUSD
Hải quan Trung Quốc Hải quan Việt Nam
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Trieum3quytròn
Hải quan Trung Quốc Hải quan Việt Nam
12 | P a g e
khẩu gỗ tròn và xẻ sang Trung Quốc 2012-2014 do Forest Trends và đối tác thực hiện (Tô
Xuân Phúc và cộng sự, 2015).
Dựa trên nguồn số liệu Hải quan Việt Nam và Trung Quốc, Bảng 6 (xem thêm Hình 7,8) chỉ ra
những chênh lệch tương đối lớn giữa 2 nguồn dữ liệu, đặc biệt là về giá trị. Lượng chênh
lệch về giá trị hàng năm khoảng 50-100 triệu USD, trong khi chênh lệch về lượng khoảng
30.000 – 80.000 m3 gỗ quy tròn.
Giá trị kim ngạch nhập khẩu gỗ xẻ do Trung Quốc thống kê thấp hơn rất nhiều so với con số
do Việt Nam thống kê. Xu hướng này đi ngược lại so với mặt hàng dăm gỗ đã đề cập ở trên.
Tương tự vậy, lượng gỗ xẻ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc được thống kê bởi phía Việt
Nam luôn cao hơn so với con số thống kê bởi phía Trung Quốc.
Đến nay vẫn chưa có cách lí giải hợp lý về sự chênh lệch về giá trị và lượng xuất khẩu đối với
mặt hàng gỗ xẻ từ Việt Nam sang Trung Quốc, với con số thống kê của Việt Nam cao hơn
nhiều so với con số thống kê của Trung Quốc.
Bảng 6. Xuất khẩu gỗ xẻ của Việt Nam sang Trung Quốc 2012-2014
Năm
Giá trị (triệu USD) Lượng (triệu m3 quy tròn)
Hải quan
TQ
Hải quan
VN
Chênh
lệch
Hải quan
TQ
Hải quan
VN
Chênh lệch
2012 27,05 108,62 81,56 0,07 0,15 0,08
2013 70,75 168,33 97,58 0,21 0,29 0,08
2014 96,77 146,38 49,60 0,28 0,32 0,03
Hình 7. Giá trị gỗ xẻ Việt Nam xuất khẩu sang
Trung Quốc 2012-2014: So sánh
Hình 8. Lượng gỗ xẻ Việt Nam xuất khẩu
sang Trung Quốc 2012-2014: So sánh
3.3. Các mặt hàng đồ gỗ
Nằm trong nhóm 5 mặt hàng gỗ quan trọng nhất Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường
Trung Quốc, các mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam mang lại kim ngạch hàng trăm triệu USD cho
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
TriệuUSD
Hải quan TQ Hải quan VN
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Triệum3quytròn
Hải quan TQ Hải quan VN
13 | P a g e
các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Các mặt hàng trong nhóm này chủ yếu là các loại đồ
gỗ mỹ nghệ, được làm từ các loại gỗ quý nhập khẩu như hương, trắc, cẩm, v.v. Khác với các
mặt hàng đã đề cập ở trên, nhóm các mặt hàng gỗ xuất khẩu sang Trung Quốc tương đối
phức tạp, không chỉ bởi các sản phẩm đa dạng (ví dụ nhiều loại hình bàn, ghế, giường, tủ),
nhiều chủng loại gỗ được sử dụng để chế biến ra sản phẩm mà còn ở khía cạnh một sản
phẩm được làm từ nhiều loài gỗ khác nhau.
Bảng 7, Hình 9, 10 chỉ ra những con số về giá trị và lượng đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang
Trung Quốc từ 2 nguồn dữ liệu thống kê.
Bảng 7. Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ sang Trung Quốc 2012-2014
Năm
Giá trị (triệu USD) Lượng (triệu m3 quy tròn)
Hải quan
TQ
Hải quan
VN
Chênh
lệch
Hải quan
TQ
Hải quan
VN
Chênh lệch
2012 56,50 50,22 6,28 0,04 0,17 0,13
2013 127,51 93,92 33,59 0,09 0,21 0,13
2014 355,51 128,52 226,99 0,11 0,40 0,29
Hình 9. Giá trị đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu
sang Trung Quốc 2012-2014: So sánh
Hình 10. Lượng đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu
sang Trung Quốc 2012-2014: So sánh
So sánh 2 nguồn dữ liệu cho thấy giá trị kim ngạch được phía Trung Quốc thống kê cao hơn
nhiều so với con số mà Việt Nam thống kê. Đặc biệt, năm 2014 chênh lệnh về giá trị có sự
tăng đột biến so với năm 2014, ở mức gần 227 triệu USD. Con số này cao hơn gần 8 lần so
với con số chênh lệch của năm 2013 (gần 34 triệu USD) và hơn 36 lần từ con số của năm
2012 (6,28 triệu USD).
Cùng xu hướng với giá trị, dữ liệu từ 2 nguồn thống kê cho thấy lượng đồ gỗ xuất khẩu từ
Việt Nam vào Trung Quốc chênh lệch rất lới, với lượng thống kê của Việt Nam cao hơn từ
130.000 – 290.000 m3 gỗ quy tròn mỗi năm.
0
50
100
150
200
250
300
350
400
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
TriệuUSD
Hải quan TQ Hải quan VN
-
0.05
0.10
0.15
0.20
0.25
0.30
0.35
0.40
0.45
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Triêjum3quytròn
Hải quan TQ Hải quan VN
14 | P a g e
Trong Báo cáo này, lượng gỗ quy tròn được quy đổi dựa theo tỉ lệ 1 m3 gỗ tinh trong sản
phẩm tương đương với 6 m3 gỗ quy tròn.
Sự phức tạp của các mặt hàng thuộc nhóm đồ gỗ có thể là một trong những nguyên nhân
dẫn đến sự chênh lệch số liệu giữa 2 nguồn thống kê, đặc biệt là về lượng.
Thông tin từ 1 số doanh nghiệp tham gia trực tiếp xuất khẩu một số mặt hàng trong nhóm
này sang Trung Quốc cho biết nhiều doanh nghiệp khai mức giá xuất khẩu thấp hơn so với
mức giá thực tế. Lấy một ví dụ do 1 doanh nghiệp trong số này đưa ra năm 2013: giá của
một bộ bàn ghế mỹ nghệ được làm từ gỗ cẩm xuất khẩu sang Trung Quốc được thể hiện
trên hợp đồng là 70 triệu đồng, tuy nhiên, giá thực tế của bộ bàn ghế này là hơn 300 triệu
đồng, lớn hơn 4 lần so với mức giá thể hiện trên hợp đồng. Khai giá xuất khẩu thấp hơn
nhiều so với giá thực của sản phẩm là cách một số doanh nghiệp áp dụng để giảm thuế xuất
khẩu. Với lý do này, dữ liệu thống kê về kim ngạch của Việt Nam dựa trên nguồn thông tin
khai báo của doanh nghiệp không phản ánh đúng thực tế của thương mại các mặt hàng này
giữa 2 quốc gia.
3.4. Gỗ tròn
Gỗ tròn là 1 trong 5 mặt hàng gỗ quan trọng nhất của Việt Nam được xuất khẩu vào thị
trường Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam hiện đang thực hiện lệnh cấm khai thác gỗ từ rừng
tự nhiên của Việt Nam, do vậy tất cả gỗ tròn được xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc
có nguồn gốc từ nhập khẩu. Chi tiết về các loài gỗ tròn mà Việt Nam xuất khẩu và cảng xuất
nhìn từ nguồn số liệu của Hải quan Việt Nam được mô tả tại Báo cáo Thương mại gỗ tròn và
xẻ Việt Nam – Trung Quốc 2014 (Tô Xuân Phúc và công sự, 2015).
Bảng 8, Hình 10, 11 chỉ ra sự chênh lệch về kim ngạch và lượng xuất khẩu gỗ tròn từ Việt
Nam sang Trung Quốc được ghi nhận bởi cơ quan Hải quan Trung Quốc và Việt Nam.
Bảng 8. Việt Nam xuất khẩu gỗ tròn sang Trung Quốc 2012-2014
Năm
Giá trị (triệu USD) Lượng (triệu m3 quy tròn)
Hải quan
TQ
Hải quan
VN
Chênh
lệch
Hải quan
TQ
Hải quan
VN
Chênh
lệch
2012 136,31 39,30 97,01 0,09 0,02 0,07
2013 123,47 63,83 59,64 0,05 0,03 0,02
2014 241,55 12,53 229,01 0,14 0,01 0,13
15 | P a g e
Hình 10. Kim ngạch xuất khẩu gỗ tròn của
Việt Nam sang Trung Quốc: So sánh
Hình 11. Lượng gỗ tròn Việt Nam xuất khẩu
sang Trung Quốc: So sánh
So sánh số liệu từ nguồn Hải quan 2 nguồn cho thấy có độ chênh lệch rất lớn về giá trị và
lượng gỗ tròn được Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, với giá trị thống kê của Trung
Quốc cao hơn nhiều so với con số thống kê của Việt Nam. Cụ thể, độ chênh lệch về giá trị
giữa 2 nguồn năm 2014 lên tới gần 230 triệu USD, tăng khoảng 3,6 lần so với độ chênh năm
2014. Về lượng, năm 2014 khác nhau về con số thống kê giữa 2 nguồn lên tới 130.000 m3,
cao gấp 6,5 lần so với con số chênh lệch năm 2013 (20.000 m3).
Với đơn vị tính đồng nhất (m3), chênh lệch về lượng giữa 2 nguồn dữ liệu thống kê giữa 2
quốc gia không thể là do sự khác nhau trong cách tính trong chuyển đổi.
Có thể một phần trong lượng chênh lệch là do sự khác nhau trong phân chia giữa 2 loại gỗ
tròn và gỗ xẻ của phía Trung Quốc và Việt Nam, theo đó có thể 1 số sản phẩm Việt Nam xếp
vào gỗ tròn khi xuất khẩu sang Trung Quốc được phía Trung Quốc thống kê thành gỗ xẻ và
ngược lại.
3.5. Ván bóc
Ván bóc là mặt hàng có tốc độ mở rộng thị trường tại Trung Quốc lớn nhất trong những năm
vừa qua. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu ván bóc của Việt Nam
sang Trung Quốc năm 2014 đạt 17 triệu USD, tăng gần 5 lần so với kim ngạch năm 2012 và
gần 3 lần so với kim ngạch năm 2013. Lượng sản phẩm xuất khẩu tăng gần 3 lần, từ 0,31
triệu m3 gỗ quy tròn (2012) lên 0,83 triệu m3 (2014).
Số liệu của cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy xu thế tương tự. Kim ngạch nhập khẩu
ván bóc từ Việt Nam tăng nhanh trong giai đoạn 2012-2014, với giá trị năm 2014 cao gấp
gần 2 lần giá trị năm 2013 và hơn 4 lần kim ngạch năm 2012. Cũng từ nguồn thống kê Hải
0
50
100
150
200
250
300
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
TriệuUSD
Hải quan TQ Hải quan VN
-
0.02
0.04
0.06
0.08
0.10
0.12
0.14
0.16
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Triệum3quytròn
Hải quan TQ Hải quan VN
16 | P a g e
quan Trung Quốc, lượng ván bóc nhập khẩu từ Việt Nam năm 2014 đạt 2,2 triệu m3 quy
tròn, tăng gần 4 lần so với con số của năm 2012 (Bảng 9).
Bảng 9. Việt Nam xuất khẩu ván bóc sang Trung Quốc 2012-2014
Năm
Giá trị (triệu USD) Lượng (triệu m3 quy tròn)
Hải quan
TQ
Hải quan
VN
Chênh
lệch
Hải quan
TQ
Hải quan
VN
Chênh
lệch
2012 16,41 3,64 12,77 0,58 0,31 0,27
2013 36,54 5,96 30,58 1,25 0,22 1,03
2014 67,62 17,06 50,56 2,20 0,83 1,38
So sánh 2 nguồn dữ liệu thống kê cho thấy chênh lệch của cả giá trị và lượng được thống kê
bởi 2 nguồn là rất lớn. Cụ thể, năm 2014, con số chênh lệch về giá trị giữa 2 nguồn số liệu là
50,5 triệu USD, cao hơn nhiều so với con số về giá trị kim ngạch xuất khẩu mà phía Việt Nam
ghi nhận (17,06 triệu USD). Giá trị chênh lệch năm 2013 là gần 31 triệu USD, cao gần gấp 5
lần con số thống kê về kim ngạch ghi nhận bởi Hải quan Việt Nam (5,96 triệu USD).
Chênh lệch về lượng giữa 2 nguồn dữ liệu thống cho thấy xu thế tương tự: lượng chênh lệch
năm 2014 tương đương với 1,38 triệu m3 gỗ quy tròn, cao gấp trên 5 lần con số chênh lệch
của năm 2012 (0,27 triệu m3 quy tròn).
Sự chênh lệch về giá trị và số lượng đang có xu hướng gia tăng, tỉ lệ thuận với sự gia tăng về
kim ngạch và lượng (Bảng 9, Hình 12, 13).
Hình 12. Giá trị ván bóc xuất khẩu của Việt
Nam sang Trung Quốc 2012-2014: So sánh
Hình 13. Lượng ván bóc Việt Nam xuất khẩu
sang Trung Quốc 2012-2014: So sánh
Phần dưới đây sẽ thảo luận về những khác biệt giữa 2 nguồn số liệu thống kê cũng như một
số lý do dẫn đến sự khác nhau giữa 2 nguồn số liệu, từ đó nêu một số ý nghĩa đối với vấn đề
quản lý.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
TriệuUSD
Hải quan TQ Hải quan VN
-
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Triệum3quytròn
Hải quan TQ Hải quan VN
17 | P a g e
4. Lí giải sự khác biệt và ý nghĩa đối với công tác quản lý
4.1. Dăm gỗ
Là mặt hàng nằm trong nhóm sản phẩm gỗ quan trọng nhất của Việt Nam được xuất khẩu
sang Trung Quốc. Số liệu thống kê từ 2 nguồn Hải quan trong 3 năm cho thấy cả lượng và giá
trị đều gia tăng. Trong 3 năm (2012-2014), con số của Trung Quốc lớn con số của Việt Nam
khoảng gần 370 triệu USD tính về kim ngạch và hơn 1 triệu m3 gỗ quy tròn tính về lượng.
Khảo sát sơ bộ từ thực địa cho thấy khó có khả năng dăm gỗ được xuất khẩu quan đường
mòn lối mở. Chi phí vận chuyển, bảo hiểm, chênh lệch về tỉ giá chỉ có thể giải thích một phần
cho sự chênh lệch rất lớn về giá trị. Tỉ lệ quy đổi từ dăm ra gỗ tròn được áp dụng theo cách
đồng nhất giữa phía Việt Nam và phía Trung Quốc. Như vậy, một trong những nguyên nhân
có thể dẫn đến sự khác biệt giữa 2 nguồn dữ liệu là lượng và giá trị dăm khi xuất khẩu từ
đầu Việt Nam đã được khai báo thấp hơn so với thực tế. Theo giả định này, mặc dù mức
thuế xuất khẩu dăm hiện ở Việt Nam đang ở mức 0%, các doanh nghiệp xuất khẩu đã khai
báo giá trị và số lượng nhỏ hơn thực tế vì để giảm mức thuế giá trị gia tăng (10%) mà doanh
nghiệp phải nộp. Một số doanh nghiệp chia sẻ, mặc dù doanh nghiệp được hoàn thuế giá trị
gia tăng, thủ tục hoàn thuế mất thời gian và tương đối phức tạp. Đây là những chi phí giao
dịch mà doanh nghiệp muốn giảm thiểu được càng nhiều càng tốt.
Giá trị kim ngạch và lượng dăm nhập khẩu từ Việt Nam ghi nhận bởi cơ quan Hải quan Trung
Quốc lớn hơn so với phía Việt Nam bởi phía đầu Trung Quốc có thể dựa trên giá trị thực của
lượng nhập từ Việt Nam.
Cũng có thể có khả năng một số doanh nghiệp Trung Quốc đã khai tăng số lượng và giá trị
nhập khẩu dăm từ Việt Nam để hưởng những ưu đãi về thuế nhập khẩu.
4.2. Gỗ xẻ
Đây là sản phẩm tương đối đặc biệt khi nhìn từ số liệu hải quan của 2 nguồn. Khác với các
sản phẩm gỗ khác với xu hướng số liệu của phía Trung Quốc cao hơn số liệu của Việt Nam,
giá trị và lượng xuất khẩu của Việt Nam được ghi nhận bởi phía Việt Nam đều cao hơn số
liệu của Trung Quốc.
Hiện chưa có thông tin chắc chắc lý giải cho sự chênh lệch giữa 2 nguồn số liệu, cũng như xu
hướng ‘ngược’ đối với mặt hàng gỗ xẻ. Tuy nhiên, thông tin khảo sát từ một số doanh
nghiệp cho thấy có thể có sự khác nhau trong cách phân loại gỗ tròn và xẻ giữa 2 cơ quan
hải quan giữa 2 quốc gia, trong đó có thể một lượng gỗ xẻ xuất từ Việt Nam đã được phía
Trung Quốc xếp vào mặt hàng gỗ xẻ.
Cũng có thể một số doanh nghiệp phía Trung Quốc kê khai giá trị thấp trong hợp đồng,
nhằm giảm thuế nhập khẩu.
4.3. Đồ gỗ
Đồ gỗ xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng gỗ mỹ nghệ, được
làm từ các loại gỗ quý, có giá trị thị trường cao. Đồ gỗ là mặt hàng phức tạp nhất trong số 5
18 | P a g e
loại mặt hàng chính xuất khẩu sang Trung Quốc. Thứ nhất, chủng loại đồ gỗ đa dạng, cả về
kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại gỗ. Thứ 2, giá trị thực của đồ gỗ rất khó để có ước tính nếu
người trực tiếp tham gia xuất nhập khẩu không cho biết giá trị thực này, bởi cùng một loại
hình sản phẩm, cùng mẫu mã, cùng chủng loại gỗ nhưng trình độ tay nghề khác nhau có thể
cho những giá trị của sản phẩm rất khác nhau.
Chênh lệch con số về lượng được thống kê bởi cơ quan hải quan giữa 2 quốc gia có thể do
cách tính toán khác nhau khi quy đổi về tỉ lệ gỗ quy tròn.
Một phần của chênh lệch về giá trị giữa 2 nguồn thống kê có thể do sự khác nhau về giá giữa
mức giá FOB và CIF, khác nhau do quy đổi tỉ giá, và chi phí bảo hiểm.
Khảo sát từ một số doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp tham gia hoạt động xuất khẩu đồ gỗ
cho thấy giá trị khai báo trên hợp đồng xuất khẩu chỉ thể hiện khoảng 50-60% giá trị thực tế
của sản phẩm. Một số doanh nghiệp khác cho rằng giá trị thực lớn hơn 70-80% giá trị khai
báo thể hiện trên hợp đồng. Nói cách khác, chênh lệch về giá trị giữa 2 nguồn có thể lí giải
một phần là do sự giá trị trên hợp đồng được khai báo với cơ quan hải quan Việt Nam thấp
hơn so với giá trị thực tế, trong khi cơ quan Hải quan Trung Quốc áp dụng cách tính toán
khác về giá trị so với Hải quan Việt Nam.
4.4. Gỗ tròn
Số liệu thống kê giữa 2 nguồn cho thấy sự chênh lệnh rất lớn cả về giá trị kim ngạch và
lượng gỗ tròn xuất khẩu từ Việt Nam qua Trung Quốc. Một phần của chênh lệch về giá trị có
thể là do sự khác nhau về tỉ giá, phương thức thanh toán (FOB và CIF) và chi phí bảo hiểm.
Tuy nhiên, các yếu tố này không thể giải thích được sự chênh lệch rất lớn này. Giá trị khai
báo xuất khẩu thấp hơn so với giá trị thực của sản phẩm có thể là một trong những nguyên
nhân lý giải một phần chênh lệch về giá trị. Lượng khai báo khi xuất khẩu thấp hơn lượng
xuất khẩu thực có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về khối
lượng.
4.5. Ván bóc
Chênh lệch về cả giá trị và lượng giữa 2 nguồn dữ liệu thống kê là rất lớn. Khảo sát sơ bộ tại
một số doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất và xuất khẩu cho thấy một số nguyên nhân
dẫn đến sự chênh lệch về giá trị kim ngạch và lượng xuất khẩu từ Việt Nam. Thứ nhất, giá trị
khai báo khi xuất khẩu luôn thấp hơn giá trị thực của hàng hóa, với chủng loại hàng hóa có
chất lượng cao (ví dụ loại A, giá bình quân 3,2 triệu đồng/m3 sản phẩm) được khai báo
thành hàng hóa chất lượng trung bình (2 triệu đồng/m3) hoặc thấp (1 triệu đồng/m3). Thứ
2, lượng xuất khẩu khai báo luôn nhỏ hơn lượng xuất khẩu thực tế bởi điều này giúp giảm
mức thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc.
Bảng 10 tóm tắt mức chênh lệch về giá trị và kim ngạch trong 3 năm và đưa ra một số lý do
có thể dẫn đến chênh lệch.
19 | P a g e
Bảng 10. Chênh lệch về giá trị và lượng (2012-2014) và các lý do có thể dẫn đến chênh lệch
Mặt
hàng
Chênh về giá trị (triệu USD) Chênh về lượng (triệu m3
gỗ quy tròn) Lý do có thể
Hải quan
TQ
Hải quan
VN
Chênh
lệch
Hải quan
TQ
Hải quan
VN
Chênh lệch
Dăm 1.975,55 1.606,55 369 21,69 20,61 1,09 • Con số thống kê của Việt Nam chưa bao gồm hết các chi phí như
bảo hiểm, vận chuyển
• Một số doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khai giá trị hợp
đồng thấp
• Một số doanh nghiệp Trung Quốc khai khống số lượng với cơ
quan chức năng của Trung Quốc để nhận được ưu đãi về thuế
Gỗ xẻ 194,58 423,32 228,74 0,56 0,75 0,19 • Có sự khác nhau trong cách phân loại gỗ tròn và xẻ giữa Hải quan
Việt Nam và Hải quan Trung Quốc
• Một số doanh nghiệp phía Trung Quốc kê khai giá trị thấp trong
hợp đồng, nhằm giảm thuế nhập khẩu
Đồ gỗ 539,53 272,67 266,86 0,24 0,78 0,54 • Con số thống kê của Việt Nam chưa bao gồm hết các chi phí như
bảo hiểm, vận chuyển
• Mặt hàng đồ gỗ đa dạng, nhiều chủng loại. Có thể có sự khác
nhau trong cách tính toán các mặt hàng nằm trong nhóm này
giữa Hải quan Trung Quốc và Hải quan Việt Nam
• Một số doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ từ Việt Nam khai giá trị
xuất khẩu thấp hơn giá thực tế nhằm tránh thuế xuất khẩu đầu
Việt Nam
Gỗ tròn 501,33 115,66 385,67 0,28 0,07 0,22 • Con số thống kê của Việt Nam chưa bao gồm hết các chi phí như
bảo hiểm, vận chuyển
• Có sự khác nhau trong cách phân loại gỗ tròn và xẻ giữa Hải quan
Việt Nam và Trung Quốc
• Giá trị và lượng khai báo khi xuất khẩu nhỏ hơn so với giá trị thực
Ván bóc 120,56 26,66 93,90 4,03 1,36 2,67 • Giá trị thống kê của Việt Nam chưa bao gồm đầy đủ các chi phí
(ví dụ vận chuyển, bảo hiểm)
• Một số doanh nghiệp khai mức giá thấp hơn thực tế nhằm giảm
thuế xuất khẩu
20 | P a g e
4.6. Chênh lệch số liệu hải quan và ý nghĩa đối với công tác quản lý
Hiện đang có những thảo luận gay gắt về sự khác nhau về số liệu thống kê xuất nhập khẩu
các loại hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các thảo luận này xoay quanh vấn đề chênh
lệch rất lớn giữa 2 nguồn số liệu thống kê đối với tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu
giữa 2 quốc gia. Tại Việt Nam, đã có nhiều cách lý giải khác nhau được đưa ra bởi các cơ
quan quản lý và các nhà nghiên cứu nhằm giải thích nguyên nhân giá trị chênh lệch.
Từ khía cạnh các nhà quản lý, bà Lê Thị Minh Thủy, vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và
Dịch vụ, Tổng cục thống kê, cho rằng có 6 nguyên nhân chính dẫn đến chênh lệch, bao gồm:
• Khác biệt về phương pháp thống kê
• Phạm vi thống kê
• Xác định giá trị thống kê khác nhau
• Nhập lậu
• Gian lận thương mại
• Lẫn lộn giữa hàng hóa và dịch vụ9
Theo Bà Thủy, nguyên nhân do buôn lậu khoảng 2-5 tỉ USD, không thể là 15-20 tỉ USD. Cũng
theo Bộ trưởng Bộ Công thương, “việc chênh lệch số liệu là chắc chắn có buôn lậu và có kinh
tế ngầm.”10
Khi xem xét thương mại tất cả các loại hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư cho rằng có 3 nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch về số liệu:
• Cách thống kê khác nhau giữa các quốc gia
• Cách tính giá trị hải quan giữa mỗi nước, và đặc biệt
• Trung Quốc không tính giá trị xuất khẩu nhập khẩu qua đường tiểu ngạch11
Năm mặt hàng gỗ được phân tích ở trên là những mặt hàng có mức thuế xuất khẩu thường
rất thấp (5%) hoặc là mức thuế xuất khẩu bằng 0%. Ngoài ra, các doanh nghiệp đều được
hoàn thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu các mặt hàng này. Vậy điều gì lý giải cho sự khác biệt
về số liệu hải quan giữa 2 nguồn? Bảng 10 đưa ra một số lý do có thể dẫn đến chênh lệch
trong số liệu hải quan giữa 2 nguồn. Một số nét chung có thể lý giải sự chênh lệch về số liệu
thống kê giữa 2 quốc gia đối với các mặt hàng gỗ, cụ thể với 5 loại sản phẩm đề cập ở trên
bao gồm:
Thứ nhất, trừ gỗ xẻ, các sản phẩm gỗ được xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc có giá trị
và số lượng được thống kê bởi Hải quan Việt Nam nhỏ hơn giá trị và số lượng được thống kê
bởi cơ quan Hải quan Trung Quốc
9
http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/buon-lau-khong-the-len-den-20-ty-usd-20150613091513554.chn
10
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/dai-bieu-truy-bo-truong-thua-nhan-co-kinh-te-ngam-
20150612085223902.htm
11
http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/thay-gi-tu-chenh-lech-so-lieu-thuong-mai-viet-nam-trung-quoc-
2015060911485601.chn
21 | P a g e
Thứ 2, mức khai báo về giá trị và lượng với các mặt hàng xuất khẩu này từ Việt Nam nhỏ
hơn so với thực tế. Điều này ít nhất mang lại 2 lợi ích cho doanh nghiệp xuất khẩu: (i) Doanh
nghiệp giảm được mức thuế xuất khẩu áp dụng cho sản phẩm; (ii) Khoản thuế giá trị gia tăng
doanh nghiệp phải đóng trước khi được hoàn thuế nhỏ và điều này không làm ảnh hưởng
nhiều đến khả năng về vốn và quay vòng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ 3, một số thông tin khảo sát thực địa cho thấy có tín hiệu về một số doanh nghiệp
Trung Quốc gian lận thương mại ở phía đầu của Trung Quốc.
Trong Báo cáo này, một số nguyên nhân đưa ra lý giải cho sự khác biệt về số liệu hải quan
giữa 2 nguồn là chính xác; tuy nhiên, một số nguyên nhân khác đưa ra có tính chất suy đoán.
Để khẳng định các nguyên nhân suy đoán có thực hay không đòi hỏi phải có những nghiên
cứu chi tiết đối với từng loại hình sản phẩm. Các nghiên cứu này không chỉ bao gồm từ phía
Việt Nam, mà còn cần phải có những khảo sát chi tiết về các cơ chế, chính sách của Trung
Quốc có liên quan trực tiếp đến các mặt hàng nhập khẩu, cũng như các hoạt động cụ thể
của các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia nhập khẩu các mặt hàng này từ Việt Nam.
5. Kết luận
Tập trung vào thương mại gỗ và các sản phẩm gỗ, Báo cáo này phân tích thực trạng và xu
hướng thương mại các mặt hàng này giữa 2 quốc gia trong giai đoạn 2012-2014. Báo cáo
cho thấy có sự chênh lệch rất lớn về giá trị và lượng 5 mặt hàng gỗ quan trọng của Việt
Nam, bao gồm dăm gỗ, ván xẻ, đồ gỗ, gỗ tròn và ván bóc được xuất khẩu sang thị trường
Trung Quốc.
Sự khác biệt trong số liệu thống kê về 5 loại mặt hàng này giữa 2 quốc gia được giải thích
bằng một số nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân trùng với các nguyên nhân được
đưa ra bởi các nhà quản lý, bao gồm sự khác nhau về phương pháp và cách tính toán của
các cơ quan hải quan giữa 2 quốc gia, khác nhau trong tỉ giá và hình thức thanh toán và gian
lận thương mại. Một trong những nguyên nhân thể hiện rõ nét nhất là tình trạng gian lận
thương mại trong một số công ty của Việt Nam trực tiếp tham gia xuất khẩu các mặt hàng
này, với mức giá và lượng xuất khẩu khai báo nhỏ hơn giá trị thực.
Con số khai báo về giá trị và lượng xuất khẩu khác với giá trị thực của sản phẩm làm méo mó
hình ảnh của thị trường và điều này mang đến một số hệ lụy. Cụ thể, từ khía cạnh quản lý,
các con số ‘ảo’ này làm cho các cơ quan quản lý không có những thông tin tin cậy về quy mô
và xu hướng biến động và thay đổi của thị trường. Các chính sách được đưa dựa trên các
thông tin này sẽ không sát với thực tế và kết quả của thực thi chính sách sẽ không đạt như
kỳ vọng. Gian lận thương mại cũng gây ra sự thất thu cho ngân sách. Nói cách khác, các hoạt
động thương mại này không đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia và người dân trực tiếp tham
gia sản xuất (ví dụ các hộ trồng rừng làm ván bóc, dăm, các hộ trực tiếp tham gia sản xuất
đồ gỗ mỹ nghệ) mà chỉ đem lại lợi ích cho các tổ chức và cá nhân trực tiếp tham gia vào các
hoạt động thương mại.
22 | P a g e
Tình trạng chênh lệch số liệu hải quan giữa các quốc gia là tương đối phổ biến và chênh lệch
về giá trị và lượng các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc không phải là ngoại lệ.
Điều quan trọng cầm tìm hiểu là nguyên nhân dẫn đến các chênh lệch này là gì và các cơ chế
và biện pháp gì cần đưa ra đối với mỗi quốc gia nhằm giảm thiểu và dần tiến tới xóa bỏ tình
trạng chênh lệch. Tại Hội thảo “Tăng cường hợp tác kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu sang
Trung Quốc” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 30/6/2015, ông
Lý Chấn Dân, Lãnh sự Thương mại của Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Thành phố Hồ
Chính Minh đề xuất Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc cần thiết lập một sàn thương mại
điện tử xuyên quốc gia, nằm nâng cao tính minh bạch và giải quyết vấn đề khác biệt về
thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp của 2 quốc gia trong các hoạt động xuất
nhập khẩu các mặt hàng giữa 2 bên.12
Thực hiện kiến nghị này là một bước quan trọng, từ
đó tiến tới việc xóa bỏ chênh lệch thông tin thống kê các mặt hàng xuất nhập khẩu, bao gồm
cả mặt hàng gỗ giữa 2 quốc gia. Thực hiện kiến nghị này cũng sẽ giúp định vị lại tầm quan
trọng của thương mại các mặt hàng gỗ của Việt Nam trong mối quan hệ tổng thể với các
quốc gia, bao gồm cả với Trung Quốc trong tương lai.
12
http://vccinews.vn/news/13695/viet-nam-trung-quoc-huong-den-muc-tieu-giam-tham-hut-thuong-mai.html
23 | P a g e
Phụ lục 1. Hệ số quy đổi m3 sản phẩm sang m3 gỗ tròn cho các sản
phẩm chính
Mã số HS Tên hàng Hệ số quy đổi
4401 Dăm gỗ 1.8
4403 Gỗ tròn 1
4407 Gỗ xẻ 1.4286
4408 Vơ nia 3.3
4409 Ván sàn 2.5
4410 Ván dăm 2.3
4412 Gỗ dán 2.5
4411 Ván sợi 2.6
94 Đồ gỗ 6.0
Tài liệu tham khảo
Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, và Cao Thị Cẩm. Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2014.
2015. Forest Trends, Báo cáo.
Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Nguyễn Tôn Quyền, Huỳnh Văn Hạnh, Cao Thị Cẩm. Thương mại
gỗ tròn và gỗ xẻ Việt Nam – Trung Quốc 2014. 2015. Forest Trends, Báo cáo
Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Nguyễn Tôn Quyền, Huỳnh Văn Hạnh và Cao Thị Cẩm. Xuất khẩu
dăm gỗ Việt Nam 2012-2014: thực trạng và xu hướng. Forest Trends, Báo cáo.

More Related Content

What's hot

Xac dinh tinh kha thi cua du an
Xac dinh tinh kha thi cua du anXac dinh tinh kha thi cua du an
Xac dinh tinh kha thi cua du anDoKo.VN Channel
 
Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...
Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...
Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Vu anhminhced binhdinh01062015
Vu anhminhced binhdinh01062015Vu anhminhced binhdinh01062015
Vu anhminhced binhdinh01062015Minh Vu
 
Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015
Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015
Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015Minh Vu
 
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Gỗ & Nội thất - Vol 83
Gỗ & Nội thất - Vol 83Gỗ & Nội thất - Vol 83
Gỗ & Nội thất - Vol 83HAWA Viet Nam
 
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatBan tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Bản tin thị trường NLTS_03/03/2020_shared by Advantage Logistics
Bản tin thị trường NLTS_03/03/2020_shared by Advantage LogisticsBản tin thị trường NLTS_03/03/2020_shared by Advantage Logistics
Bản tin thị trường NLTS_03/03/2020_shared by Advantage LogisticsAdvantage Logistics
 
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu đ...
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu đ...Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu đ...
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu đ...nataliej4
 
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19HAWA Viet Nam
 

What's hot (20)

Xac dinh tinh kha thi cua du an
Xac dinh tinh kha thi cua du anXac dinh tinh kha thi cua du an
Xac dinh tinh kha thi cua du an
 
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhapVov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
 
Luận án: Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, HAY
Luận án: Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, HAYLuận án: Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, HAY
Luận án: Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...
Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...
Đề tài: Nghiên cứu chính sách rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối ...
 
Quản lý về thương mại – dịch vụ tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Quản lý về thương mại – dịch vụ tại huyện Đại Lộc, Quảng NamQuản lý về thương mại – dịch vụ tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Quản lý về thương mại – dịch vụ tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
 
Vu anhminhced binhdinh01062015
Vu anhminhced binhdinh01062015Vu anhminhced binhdinh01062015
Vu anhminhced binhdinh01062015
 
Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015
Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015
Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...
 
Nghĩa vụ bảo hành của Bên Bán đối với hàng hóa trong hợp đồng
Nghĩa vụ bảo hành của Bên Bán đối với hàng hóa trong hợp đồngNghĩa vụ bảo hành của Bên Bán đối với hàng hóa trong hợp đồng
Nghĩa vụ bảo hành của Bên Bán đối với hàng hóa trong hợp đồng
 
Gỗ & Nội thất - Vol 83
Gỗ & Nội thất - Vol 83Gỗ & Nội thất - Vol 83
Gỗ & Nội thất - Vol 83
 
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatBan tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
 
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch sử dụng hợp đồng
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch sử dụng hợp đồngBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch sử dụng hợp đồng
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch sử dụng hợp đồng
 
Luận văn: Kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay, HOT
Luận văn: Kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay, HOTLuận văn: Kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay, HOT
Luận văn: Kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay, HOT
 
Bản tin thị trường NLTS_03/03/2020_shared by Advantage Logistics
Bản tin thị trường NLTS_03/03/2020_shared by Advantage LogisticsBản tin thị trường NLTS_03/03/2020_shared by Advantage Logistics
Bản tin thị trường NLTS_03/03/2020_shared by Advantage Logistics
 
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAYLuận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
 
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu đ...
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu đ...Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu đ...
Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu đ...
 
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
 
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấpLuận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp
 

Viewers also liked

Giay moi PV
Giay moi PVGiay moi PV
Giay moi PVMinh Vu
 
Form bt hiepphuoc_ced_minh
Form bt hiepphuoc_ced_minhForm bt hiepphuoc_ced_minh
Form bt hiepphuoc_ced_minhMinh Vu
 
Wooram Han Workshop at CED
Wooram Han Workshop at CEDWooram Han Workshop at CED
Wooram Han Workshop at CEDMinh Vu
 
20012015 flegt communication plan ced vie
20012015 flegt communication plan ced   vie20012015 flegt communication plan ced   vie
20012015 flegt communication plan ced vieMinh Vu
 
Final flegt vpa com plan presentation.pdf
Final flegt vpa com plan presentation.pdfFinal flegt vpa com plan presentation.pdf
Final flegt vpa com plan presentation.pdfMinh Vu
 
Bai giangqlrrtt thaibinh_ced_p1
Bai giangqlrrtt thaibinh_ced_p1Bai giangqlrrtt thaibinh_ced_p1
Bai giangqlrrtt thaibinh_ced_p1Minh Vu
 
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đíchDddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đíchMinh Vu
 
Vu anhminh xac dinh linh vuc ho tro tu thien 15.5.2015
Vu anhminh xac dinh linh vuc ho tro tu thien 15.5.2015Vu anhminh xac dinh linh vuc ho tro tu thien 15.5.2015
Vu anhminh xac dinh linh vuc ho tro tu thien 15.5.2015Minh Vu
 
Vn p07 certification_verification_scheme
Vn p07 certification_verification_schemeVn p07 certification_verification_scheme
Vn p07 certification_verification_schemeMinh Vu
 
01 reg.995 en.2010
01 reg.995 en.201001 reg.995 en.2010
01 reg.995 en.2010Minh Vu
 
HATCH! Sự kiện kết nối NGO - IT tháng 3/2015
HATCH! Sự kiện kết nối NGO - IT tháng 3/2015HATCH! Sự kiện kết nối NGO - IT tháng 3/2015
HATCH! Sự kiện kết nối NGO - IT tháng 3/2015Minh Vu
 
Bản tin tiến độ dự án flegt số 2 quý iii&iv năm 1_final
Bản tin tiến độ dự án flegt số 2 quý iii&iv năm 1_finalBản tin tiến độ dự án flegt số 2 quý iii&iv năm 1_final
Bản tin tiến độ dự án flegt số 2 quý iii&iv năm 1_finalMinh Vu
 
05 faq due diligence, certification and enforcement of the eutr vietnamese
05 faq due diligence, certification and enforcement of the eutr vietnamese05 faq due diligence, certification and enforcement of the eutr vietnamese
05 faq due diligence, certification and enforcement of the eutr vietnameseMinh Vu
 
Vn p09 non_eu_producer_eutr _vietnam_context
Vn p09 non_eu_producer_eutr _vietnam_contextVn p09 non_eu_producer_eutr _vietnam_context
Vn p09 non_eu_producer_eutr _vietnam_contextMinh Vu
 
Vn references
Vn referencesVn references
Vn referencesMinh Vu
 
P07 flegt action plan
P07 flegt action planP07 flegt action plan
P07 flegt action planMinh Vu
 
Bai giang qlrrtt dung quat ced minh - Khu CN Dung Quất 26-27 March 2015
Bai giang qlrrtt dung quat ced minh - Khu CN Dung Quất 26-27 March 2015Bai giang qlrrtt dung quat ced minh - Khu CN Dung Quất 26-27 March 2015
Bai giang qlrrtt dung quat ced minh - Khu CN Dung Quất 26-27 March 2015Minh Vu
 
Chuong trinh to chuc hoi thao phong chong thien tai 27 3- 2014 ced
Chuong trinh to chuc hoi thao phong chong thien tai 27 3- 2014 cedChuong trinh to chuc hoi thao phong chong thien tai 27 3- 2014 ced
Chuong trinh to chuc hoi thao phong chong thien tai 27 3- 2014 cedMinh Vu
 
Briefing note 7 final
Briefing note 7 finalBriefing note 7 final
Briefing note 7 finalMinh Vu
 
Vpa agreement republic of the congo
Vpa agreement republic of the congoVpa agreement republic of the congo
Vpa agreement republic of the congoMinh Vu
 

Viewers also liked (20)

Giay moi PV
Giay moi PVGiay moi PV
Giay moi PV
 
Form bt hiepphuoc_ced_minh
Form bt hiepphuoc_ced_minhForm bt hiepphuoc_ced_minh
Form bt hiepphuoc_ced_minh
 
Wooram Han Workshop at CED
Wooram Han Workshop at CEDWooram Han Workshop at CED
Wooram Han Workshop at CED
 
20012015 flegt communication plan ced vie
20012015 flegt communication plan ced   vie20012015 flegt communication plan ced   vie
20012015 flegt communication plan ced vie
 
Final flegt vpa com plan presentation.pdf
Final flegt vpa com plan presentation.pdfFinal flegt vpa com plan presentation.pdf
Final flegt vpa com plan presentation.pdf
 
Bai giangqlrrtt thaibinh_ced_p1
Bai giangqlrrtt thaibinh_ced_p1Bai giangqlrrtt thaibinh_ced_p1
Bai giangqlrrtt thaibinh_ced_p1
 
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đíchDddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
 
Vu anhminh xac dinh linh vuc ho tro tu thien 15.5.2015
Vu anhminh xac dinh linh vuc ho tro tu thien 15.5.2015Vu anhminh xac dinh linh vuc ho tro tu thien 15.5.2015
Vu anhminh xac dinh linh vuc ho tro tu thien 15.5.2015
 
Vn p07 certification_verification_scheme
Vn p07 certification_verification_schemeVn p07 certification_verification_scheme
Vn p07 certification_verification_scheme
 
01 reg.995 en.2010
01 reg.995 en.201001 reg.995 en.2010
01 reg.995 en.2010
 
HATCH! Sự kiện kết nối NGO - IT tháng 3/2015
HATCH! Sự kiện kết nối NGO - IT tháng 3/2015HATCH! Sự kiện kết nối NGO - IT tháng 3/2015
HATCH! Sự kiện kết nối NGO - IT tháng 3/2015
 
Bản tin tiến độ dự án flegt số 2 quý iii&iv năm 1_final
Bản tin tiến độ dự án flegt số 2 quý iii&iv năm 1_finalBản tin tiến độ dự án flegt số 2 quý iii&iv năm 1_final
Bản tin tiến độ dự án flegt số 2 quý iii&iv năm 1_final
 
05 faq due diligence, certification and enforcement of the eutr vietnamese
05 faq due diligence, certification and enforcement of the eutr vietnamese05 faq due diligence, certification and enforcement of the eutr vietnamese
05 faq due diligence, certification and enforcement of the eutr vietnamese
 
Vn p09 non_eu_producer_eutr _vietnam_context
Vn p09 non_eu_producer_eutr _vietnam_contextVn p09 non_eu_producer_eutr _vietnam_context
Vn p09 non_eu_producer_eutr _vietnam_context
 
Vn references
Vn referencesVn references
Vn references
 
P07 flegt action plan
P07 flegt action planP07 flegt action plan
P07 flegt action plan
 
Bai giang qlrrtt dung quat ced minh - Khu CN Dung Quất 26-27 March 2015
Bai giang qlrrtt dung quat ced minh - Khu CN Dung Quất 26-27 March 2015Bai giang qlrrtt dung quat ced minh - Khu CN Dung Quất 26-27 March 2015
Bai giang qlrrtt dung quat ced minh - Khu CN Dung Quất 26-27 March 2015
 
Chuong trinh to chuc hoi thao phong chong thien tai 27 3- 2014 ced
Chuong trinh to chuc hoi thao phong chong thien tai 27 3- 2014 cedChuong trinh to chuc hoi thao phong chong thien tai 27 3- 2014 ced
Chuong trinh to chuc hoi thao phong chong thien tai 27 3- 2014 ced
 
Briefing note 7 final
Briefing note 7 finalBriefing note 7 final
Briefing note 7 final
 
Vpa agreement republic of the congo
Vpa agreement republic of the congoVpa agreement republic of the congo
Vpa agreement republic of the congo
 

Similar to Báo cáo so sánh thương mại gỗ vn - tq - hq vn - final - 14 sept 2015

[123doc] - bao-cao-viet-nam-xuat-nhap-go-san-pham-go-thuc-trang-xu-huong-phat...
[123doc] - bao-cao-viet-nam-xuat-nhap-go-san-pham-go-thuc-trang-xu-huong-phat...[123doc] - bao-cao-viet-nam-xuat-nhap-go-san-pham-go-thuc-trang-xu-huong-phat...
[123doc] - bao-cao-viet-nam-xuat-nhap-go-san-pham-go-thuc-trang-xu-huong-phat...NuioKila
 
Vietnam nk 4403 4407 from lao 2012 2015 - final-clean
Vietnam nk 4403 4407 from lao 2012 2015 - final-cleanVietnam nk 4403 4407 from lao 2012 2015 - final-clean
Vietnam nk 4403 4407 from lao 2012 2015 - final-cleanMinh Vu
 
NIEN GIAM THONG KE HAI QUAN VIET NAM 2014
NIEN GIAM THONG KE HAI QUAN VIET NAM 2014NIEN GIAM THONG KE HAI QUAN VIET NAM 2014
NIEN GIAM THONG KE HAI QUAN VIET NAM 2014Alice136
 
[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc
[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc
[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung QuốcVNUNIACADEMY
 
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015Nhung Tran
 
Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85HAWA Viet Nam
 
Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)
Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)
Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)Khanh Do
 
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợpDddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợpMinh Vu
 
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi thatBan tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Tác Động Của Mở Cửa Thương Mại Tới Thu Nhập Của Người Lao Động Và Vấn Đề Giảm...
Tác Động Của Mở Cửa Thương Mại Tới Thu Nhập Của Người Lao Động Và Vấn Đề Giảm...Tác Động Của Mở Cửa Thương Mại Tới Thu Nhập Của Người Lao Động Và Vấn Đề Giảm...
Tác Động Của Mở Cửa Thương Mại Tới Thu Nhập Của Người Lao Động Và Vấn Đề Giảm...nataliej4
 
Bao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vn
Bao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vnBao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vn
Bao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vntienquangdn
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam Doan Tran Ngocvu
 
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wtoCơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wtoTrang Dai Phan Thi
 
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Báo cáo so sánh thương mại gỗ vn - tq - hq vn - final - 14 sept 2015 (20)

[123doc] - bao-cao-viet-nam-xuat-nhap-go-san-pham-go-thuc-trang-xu-huong-phat...
[123doc] - bao-cao-viet-nam-xuat-nhap-go-san-pham-go-thuc-trang-xu-huong-phat...[123doc] - bao-cao-viet-nam-xuat-nhap-go-san-pham-go-thuc-trang-xu-huong-phat...
[123doc] - bao-cao-viet-nam-xuat-nhap-go-san-pham-go-thuc-trang-xu-huong-phat...
 
Vietnam nk 4403 4407 from lao 2012 2015 - final-clean
Vietnam nk 4403 4407 from lao 2012 2015 - final-cleanVietnam nk 4403 4407 from lao 2012 2015 - final-clean
Vietnam nk 4403 4407 from lao 2012 2015 - final-clean
 
NIEN GIAM THONG KE HAI QUAN VIET NAM 2014
NIEN GIAM THONG KE HAI QUAN VIET NAM 2014NIEN GIAM THONG KE HAI QUAN VIET NAM 2014
NIEN GIAM THONG KE HAI QUAN VIET NAM 2014
 
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thấtBáo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
 
[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc
[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc
[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc
 
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
 
Đề tài: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩuĐề tài: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu
 
Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85
 
Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)
Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)
Báo cáo ngành gỗ và triển vọng (7/12/2018)
 
Sách Niên giám Thống kê Hải quan về hàng hóa XNK Việt Nam năm 2016
Sách Niên giám Thống kê Hải quan về hàng hóa XNK Việt Nam năm 2016Sách Niên giám Thống kê Hải quan về hàng hóa XNK Việt Nam năm 2016
Sách Niên giám Thống kê Hải quan về hàng hóa XNK Việt Nam năm 2016
 
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợpDddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
 
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi thatBan tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
 
Tác Động Của Mở Cửa Thương Mại Tới Thu Nhập Của Người Lao Động Và Vấn Đề Giảm...
Tác Động Của Mở Cửa Thương Mại Tới Thu Nhập Của Người Lao Động Và Vấn Đề Giảm...Tác Động Của Mở Cửa Thương Mại Tới Thu Nhập Của Người Lao Động Và Vấn Đề Giảm...
Tác Động Của Mở Cửa Thương Mại Tới Thu Nhập Của Người Lao Động Và Vấn Đề Giảm...
 
Bao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vn
Bao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vnBao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vn
Bao cao qua_trinh_xay_dung_va_tham_van_ld._vn
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt namHiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
 
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wtoCơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
 
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
 
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
 

More from Minh Vu

Cach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va posterCach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va posterMinh Vu
 
Cach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hocCach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hocMinh Vu
 
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảoPhương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảoMinh Vu
 
Quan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamotoQuan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamotoMinh Vu
 
Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016Minh Vu
 
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnamIndonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnamMinh Vu
 
Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016Minh Vu
 
Hoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt finalHoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt finalMinh Vu
 
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 editedHoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 editedMinh Vu
 
Svlk development anna
Svlk development annaSvlk development anna
Svlk development annaMinh Vu
 
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016Minh Vu
 
Green id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_finalGreen id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_finalMinh Vu
 
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepconGiới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepconMinh Vu
 
Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016Minh Vu
 
1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forum1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forumMinh Vu
 
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoiMinh Vu
 
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final Minh Vu
 
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5Minh Vu
 
Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5Minh Vu
 
Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5Minh Vu
 

More from Minh Vu (20)

Cach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va posterCach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va poster
 
Cach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hocCach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hoc
 
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảoPhương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảo
 
Quan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamotoQuan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamoto
 
Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016
 
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnamIndonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
 
Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016
 
Hoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt finalHoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt final
 
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 editedHoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
 
Svlk development anna
Svlk development annaSvlk development anna
Svlk development anna
 
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
 
Green id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_finalGreen id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_final
 
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepconGiới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
 
Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016
 
1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forum1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forum
 
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
 
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
 
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
 
Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5
 
Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5
 

Báo cáo so sánh thương mại gỗ vn - tq - hq vn - final - 14 sept 2015

  • 1. 0 | P a g Nh S g e hững k gỗ Việ So sánh s khác b ệt Nam số liệu Hả Trần Lê H Cao Thị Cẩ biệt cơ m-Tru ải quan V Tô Xuân P Huy (Hiệp h Cẩm (Hiệp Thá ơ bản ung Qu Việt Nam Phúc (Fore hội Gỗ và hội Gỗ và áng 9 năm 2 n trong uốc 20 m và Hải est Trends) Lâm sản B Lâm sản 015 g thươ 012 – quan Tr ) Bình Định) Việt Nam) ơng m 2014 rung Quố ) ) mại 4 ốc
  • 2. 1 | P a g e Lời cảm ơn Nhóm tác giả xin cảm ơn ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Thường trực Hội gỗ Mỹ nghệ Thành phố Hồ Chí Minh vì những ý kiến đóng góp cho Báo cáo. Xin cảm ơn các cá nhân và tổ chức trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, chế biến và thương mại các sản phẩm gỗ sang Trung Quốc đã chia sẻ thông tin với nhóm tác giả.
  • 3. 2 | P a g e Nội dung Lời cảm ơn..................................................................................................................................... 1 1. Giới thiệu............................................................................................................................... 3 2. Một số nét tổng quan thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc................................................ 5 2.1. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc..........................................................................................5 2.1.1. So sánh về kim ngạch xuất nhập khẩu..................................................................................5 2.1.2. So sánh về khối lượng xuất nhập khẩu .................................................................................6 2.2. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc ............................................................................................8 2.2.1. So sánh về kim ngạch nhập khẩu..........................................................................................8 2.2.2. So sánh về khối lượng nhập khẩu.........................................................................................9 3. Các mặt hàng gỗ xuất khẩu chính của Việt Nam.....................................................................10 3.1. Dăm gỗ..................................................................................................................................10 3.2. Gỗ xẻ .....................................................................................................................................11 3.3. Các mặt hàng đồ gỗ ..............................................................................................................12 3.4. Gỗ tròn..................................................................................................................................14 3.5. Ván bóc .................................................................................................................................15 4. Lí giải sự khác biệt và ý nghĩa đối với công tác quản lý...........................................................17 4.1. Dăm gỗ..................................................................................................................................17 4.2. Gỗ xẻ .....................................................................................................................................17 4.3. Đồ gỗ.....................................................................................................................................17 4.4. Gỗ tròn..................................................................................................................................18 4.5. Ván bóc .................................................................................................................................18 4.6. Chênh lệch số liệu hải quan và ý nghĩa đối với công tác quản lý...............................................20 5. Kết luận.................................................................................................................................21 Phụ lục 1. Hệ số quy đổi m3 sản phẩm sang m3 gỗ tròn cho các sản phẩm chính ...........................23 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................23
  • 4. 3 | P a g e 1. Giới thiệu Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên, kéo dài qua 7 tỉnh của Việt Nam, với 29 cửa khẩu lớn nhỏ khác nhau, đó là chưa kể đến các cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở.1 Với dân số trên 1 tỉ người, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 7% và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng, Trung Quốc hiện là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan của Việt Nam, năm 2014 Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc một số lượng hàng hóa tương đương với 14,9 tỉ USD về kim ngạch2 , chủ yếu là các mặt hàng thuộc nhóm mặt hàng trung gian như nhiên liệu thô, khoáng sản, cao su, gỗ (chiếm 51,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu), các mặt hàng tiêu dùng (22,4%) và xăng dầu (17,9%).3 Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cũng cho thấy cũng trong năm này (2014) Việt Nam nhập khẩu một khối lượng hàng hóa từ Trung Quốc tương đương với 43,8 tỉ USD. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các loại hàng hóa phụ trợ cho ngành dệt may, da giày, điện tử, may móc thiết bị, cây con giống, thức ăn gia súc. 4 Nguồn số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là gần 29 tỉ USD, một con số đáng báo động và có tác động trực tiếp đến nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, số liệu của Tổng cục Hải quan của Trung Quốc đối với các sản phẩm hàng hóa được nhập khẩu từ Việt Nam cho thấy một hình ảnh khác biệt rất lớn, thậm chí đáng báo động hơn so với bức tranh được đưa ra từ nguồn số liệu của Hải quan Việt Nam. Cụ thể, theo Hải quan Trung Quốc, năm 2014 Trung Quốc nhập khẩu một khối lượng hàng hóa từ Việt Nam tương đương với 19,9 tỉ USD (cao hơn 5 tỉ USD so với con số công bố của Hải quan Việt Nam). Cũng theo số liệu Hải quan Trung Quốc, trong năm 2014 Trung Quốc xuất khẩu các loại sản phẩm hàng hóa sang Việt Nam tương đương với 63,7 tỉ USD, cao hơn 20,1 tỉ USD so với con số thống kê bởi cơ quan Hải quan Việt Nam.5 Nếu sử dụng nguồn số liệu của Hải quan Trung Quốc, năm 2014 thâm hụt thương mại của Việt Nam trong thương mại song phương với Trung Quốc là 43,8 tỉ USD, cao hơn 14,8 tỉ USD so với con số thâm hụt được công bố bởi Hải quan của Việt Nam. Những khác biệt cơ bản về số liệu thống kê giữa Việt Nam và Trung Quốc gần đây đã được các cơ quan báo chí của Việt Nam mô tả là sự kiện ‘trấn động nghị trường’ tại Việt Nam.6 Nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho các cơ quan quản lý của Việt Nam về các khác biệt này, cụ thể về con số gần 14,8 tỉ USD khác biệt về thâm hụt thương mại giữa số liệu thống kê giữa 2 nguồn số liệu. Nhiều cách giải thích đã được đưa ra bởi các cơ quan quản lý của Việt Nam, bao gồm phương pháp tính toán không đồng nhất giữa 2 quốc gia, khác biệt về quy mô 1 http://baodautu.vn/buc-tranh-thuong-mai-viet-nam-trung-quoc-d15780.html 2 http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/thay-gi-tu-chenh-lech-so-lieu-thuong-mai-viet-nam-trung-quoc- 2015060911485601.chn 3 http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=112&News=4145&CategoryID=7 4 Cùng nguồn trích dẫn với ghi chú (footnote) 3 5 Nguồn nguồn trích dẫn với ghi chú 3 6 http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/chan-dong-nghi-truong-20-ty-usd-hang-tq-lot-vao-vn-khong-qua-kiem-soat- 20150608135608892.chn
  • 5. 4 | P a g e thống kê, khác biệt về tỉ giá, gian lận thương mại và buôn lậu, hay còn gọi là kinh tế ngầm. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có những giải thích thuyết phục lý giải sự khác biệt. Điều này làm cho các thảo luận liên quan đến các khác biệt về nguồn số liệu vẫn đang còn rất nóng. Gỗ và sản phẩm gỗ là một trong những nhóm hàng hóa quan trọng nhất trong thương mại song phương giữa Việt Nam – Trung Quốc. Thực trạng, động lực và xu hướng của thương mại các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2012-2014 dựa trên nguồn dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam đã được mô tả trong Báo cáo Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2012-2014: Thực trạng và xu hướng do Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) và Hội gỗ Mỹ nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) soạn thảo (Tô Xuân Phúc và cộng sự, 2015). Tuy nhiên, báo cáo này hoàn toàn dựa trên nguồn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam mà chưa có sự tham khảo nguồn số liệu thống kê từ Hải quan Trung Quốc. Báo cáo Những khác biệt cơ bản trong thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2012-2014: So sánh số liệu hải quan Việt Nam và hải quan Trung Quốc so sánh quy mô và xu hướng thương mại đối với các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Dựa trên nguồn dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc giai đoạn 2012- 2014, đối với cùng một số loại sản phẩm với mục đích so sánh. Báo cáo này chỉ ra một số khác biệt quan trọng trong thương mại các mặt hàng gỗ giữa 2 quốc gia. Các so sánh này cũng xoay quanh các khía cạnh như quy mô, động lực và xu hướng của thương mại song phương các mặt hàng gỗ. Ngoài ra, Báo cáo cũng tập trung vào một số sản phẩm quan trọng, với khác biệt rõ nét nhất. Báo cáo được chia làm 4 phần chính với mỗi phần (trừ Phần 1, Giới thiệu) dựa trên nền so sánh số liệu đối với cùng loại sản phẩm gỗ từ 2 nguồn thống kê (ví dụ số liệu giá trị và lượng gỗ xẻ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc được thống kê bởi Hải quan Việt Nam được so sánh với giá trị và lượng gỗ xẻ nhập khẩu vào Trung Quốc từ Việt Nam được thống kê bởi Hải quan Trung Quốc). Phần 2 mô tả những nét tổng quan chung trong thương mại các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đi vào chi tiết một số mặt hàng chủ đạo, Phần 3 phân tích các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc (Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam). Dựa trên Phần 3, Phần 4 thảo luận về các khác biệt và định hình các thảo luận này trong bối cảnh những thảo luận đang diễn ra tại Việt Nam về những khác biệt về dữ liệu thống kê giữa 2 quốc gia nói chung và thâm hụt thương mại của Việt Nam nói riêng. Trong phần Kết luận (Phần 5), Báo cáo tóm tắt các nội dung chính và đưa ra một số kiến nghị về chính sách nhằm góp phần làm rõ nét hơn về thực trạng, quy mô và động của thương mại các mặt hàng gỗ giữa 2 quốc gia. Đánh giá thương mại song phương các mặt hàng gỗ dựa trên so sánh 2 nguồn dữ liệu thống kê có ý nghĩa chính sách quan trọng, giúp giảm thiểu các khác biệt trong dữ liệu thống kê, bao gồm cả dữ liệu liên quan đến các mặt hàng, giữa 2 quốc gia trong tương lai.
  • 6. 5 | P a g e 2. Một số nét tổng quan thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2.1. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 2.1.1. So sánh về kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam xuất khẩu nhiều mặt hàng gỗ sang Trung Quốc, đặc biệt trong 5 năm trở lại đây. Bảng 1 chỉ ra quy mô về kim ngạch và khác biệt về kim ngạch giữa 2 nguồn thống kê Bảng 1. Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang Trung Quốc Năm Hải quan Trung Quốc (triệu USD) Hải quan Việt Nam (triệu USD) Chênh lệch (triệu USD) 2012 835,3 710,5 125 2013 1.144,5 960,4 184 2014 1.439,1 845,1 594 Bảng 1 chỉ ra sự chênh lệch rất lớn về kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng gỗ giữa 2 nguồn số liệu thống kê. So với năm 2012, con số chênh lệch năm 2013 cao hơn gấp 1,5 lần (từ 125 triệu USD lên 184 triệu USD). Tuy nhiên, con số chênh lệch sau đó tăng vọt, khoảng 3,2 lần, ở mức 184 triệu USD (2013) lên gần 600 triệu USD năm 2014. Hình 1 chỉ ra sự khác biệt trong giá trị xuất nhập khẩu các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc dựa trên so sánh 2 nguồn dữ liệu thống kê. Hình 1. Chênh lệch giá trị xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam 2012-2014 - 200.0 400.0 600.0 800.0 1,000.0 1,200.0 1,400.0 1,600.0 2012 2013 2014 TriệuUSD Hải quan Trung Quốc Hải quan Việt Nam
  • 7. 6 | P a g e Thông tiến sĩ Mai Hữu tín, chi phí vận chuyển, bảo hiểm giữa Việt Nam – Trung Quốc không thể vượt quá 6,6% trong tổng giá trị mặt hàng.7 Nếu con số được thống kê bởi cơ quan Hải quan chưa bao gồm chi phí về vận chuyển và bảo hiểm thì với 6,6% về chí phí vận chuyển và bảo hiểm này không thể giải thích sự chênh lệch tới hàng trăm triệu USD trong thương mại các mặt hàng gỗ Việt Nam và Trung Quốc. Dựa trên nguồn số liệu Hải quan Việt Nam, khi phân tích quy mô và động thái một số mặt hàng gỗ chủ lực mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, Tô Xuân Phúc và cộng sự (2015) đã cho thấy rằng có những bằng chứng rõ ràng cho thấy một số doanh nghiệp tham gia thương mại các mặt hàng gỗ với Trung Quốc kê khai giá xuất khẩu thấp hơn giá nguyên liệu đầu vào nhằm trốn/giảm thuế. Gian lận thương mại bao gồm cả trốn thuế là một trong nguyên nhân dẫn tới những khác biệt lớn giữa 2 nguồn dữ liệu thống kê. Tuy nhiên hiện chưa có đủ thông tin để có thể đánh giá về vai trò của gian lận thương mại trong cơ cấu chênh lệch về giá trị xuất nhập khẩu giữa 2 quốc gia. 2.1.2. So sánh về khối lượng xuất nhập khẩu Phân tích dữ liệu từ 2 nguồn cũng chỉ ra những khác biệt rất lớn về lượng đối với các mặt hàng gỗ xuất nhập khẩu giữa 2 quốc gia. Áp dụng cùng tỉ lệ quy đổi từ các loại sản phẩm gỗ xuất nhập khẩu giữa 2 quốc gia (phụ lục 1) ra đơn vị m3 gỗ quy tròn cho thấy con số khoảng 8,4 triệu m3 quy tròn các sản phẩm gỗ được xuất khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc được thống kê bởi Hải Quan Việt Nam thấp hơn khoảng gần 1,7 triệu m3 quy tròn so với con số của Hải quan Trung Quốc (10 triệu m3). Bảng 2 chỉ ra quy mô và mức chênh lệch về khối lượng các mặt hàng gỗ xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc. Bảng 2. Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang Trung Quốc 2012-2014 Năm Hải quan Trung Quốc (m3 gỗ quy tròn) Hải quan Việt Nam (m3 gỗ quy tròn) Chênh lệch (triệu m3 gỗ quy tròn) 2012 7,19 7,08 0,11 2013 10,15 8,57 1,58 2014 10,09 8,40 1,69 Bảng 2 chỉ ra sự chênh lệch rất lớn về lượng các mặt hàng gỗ xuất nhập khẩu giữa 2 quốc gia, đặc biệt từ 2013 trở đi. Con số chênh lệch năm 2013 tăng hơn 14 lần so với con số chênh của năm 2012. Quy mô chênh lệch năm 2014 không nhiều (Hình 2). 7 Con số đưa ra bởi Tiến sĩ Mai Hữu Tín, công bố trong buổi họp Quốc hội trong thời gian vừa qua. Thông tin chi tiết tham khảo tại: http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/chan-dong-nghi-truong-20-ty-usd-hang-tq-lot-vao-vn- khong-qua-kiem-soat-20150608135608892.chn
  • 8. 7 | P a g e Hình 2. chênh lệch về lượng các mặt hàng gỗ xuất nhập khẩu giữa 2 quốc gia Chênh lệch về giá trị xuất nhập khẩu được lý giải theo các nguyên nhân như gian lận thương mại, khác biệt tỉ giá, khác biệt về cách tính toán trong cơ cấu giá trị. Khác biệt về lượng xuất nhập khẩu do các nguyên nhân gì? Một trong ba nguyên nhân được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra để lý giải về thâm hụt thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam là Trung Quốc không tính giá trị xuất nhập khẩu qua đường tiểu ngạch.8 Nếu cơ quan Hải quan Việt Nam thống kê lượng các mặt hàng gỗ xuất khẩu qua đường tiểu ngạch thì nguyên nhân khác biệt về khối lượng chênh lệch (khối lượng Trung Quốc thống kê lớn hơn Việt Nam) qua con đường tiểu ngạch được loại trừ. Khác biệt về lượng các mặt hàng gỗ xuất nhập khẩu giữa 2 quốc gia có thể do sự khác nhau trong cách tính toán. Nếu giả định này đúng, quy mô khác biệt sẽ có tính ổn định theo các năm, bởi đây là lỗi hệ thống. Tuy nhiên, sự chênh lệch về khối lượng tăng vọt trong năm 2013 (so với 2012) và giữ ổn định trong năm 2014 có vẻ như không phải là kết quả của lỗi hệ thống. Một trong những nguyên nhân có thể gây ra khác biệt là tình trạng buôn lậu một số mặt hàng gỗ giữa 2 quốc gia, với số liệu Hải quan Việt Nam không bao gồm con số về lượng xuất lậu từ Việt Nam, trong khi đó Hải quan Trung Quốc kiểm soát được tình trạng này. Nói cách khác, có thể con số thống kê về lượng của Hải quan Trung Quốc bao gồm cả lượng các mặt 8 Xem chi tiết 3 nguyên nhân được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư đưa ra tại: http://cafef.vn/vi-mo-dau- tu/thay-gi-tu-chenh-lech-so-lieu-thuong-mai-viet-nam-trung-quoc-2015060911485601.chn - 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 2012 2013 2014 Triệum3quytròn Hải quan Trung Quốc Hải quan Việt Nam
  • 9. 8 | P a g e hàng gỗ xuất khẩu lậu vào quốc gia này từ Việt Nam. Nếu giả định này đúng thì quy mô xuất khẩu gỗ lậu từ Việt Nam sang Trung Quốc là rất lớn. Cần tiến hành các nghiên cứu thực địa để kiểm chứng các giả định được đưa ra ở trên. 2.2. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc 2.2.1. So sánh về kim ngạch nhập khẩu Bảng 3 chỉ ra quy mô và chênh lệch về giá trị đối với các mặt hàng gỗ của Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam. Bảng 3. Việt Nam nhập khẩu sản phẩm gỗ từ Trung Quốc 2012-2014 Năm Hải quan Trung Quốc (triệu USD Hải quan Việt Nam (triệu USD) Chênh lệch (triệu USD) 2012 251,260 201,241 50,02 2013 218,879 208,091 10,79 2014 279,544 227,932 51,61 Bảng 3 cho thấy giá trị các mặt hàng gỗ xuất khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc được thống kê bởi Hải quan Việt Nam cao hơn khoảng trên dưới 20% so với con số thống kê được thống kê bởi cơ quan Hải Quan Việt Nam. Con số thống kê của Hải quan Trung Quốc về giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ từ Trung Quốc vào Việt Nam lớn hơn con số thống kê về giá trị kim ngạch nhập khẩu của Hải quan Việt Nam đi ngược với xu thế bên phía đầu Việt Nam xuất khẩu đi Trung Quốc (với con số thống kê của Việt Nam đối với các mặt hàng gỗ xuất khẩu nhỏ hơn rất nhiều so với con số thống kê của Trung Quốc về các mặt hàng này khi nhập khẩu vào Trung Quốc). Hiện chưa có cơ sở gì để lí giải về sự chênh lệnh trong bảng 3. Cần có những nghiên cứu để tìm hiểu về vấn đề này.Hình 3 so sánh giá trị chênh lệch.
  • 10. 9 | P a g e Hình 3. Việt Nam nhập khẩu các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc 2012 - 2014 2.2.2. So sánh về khối lượng nhập khẩu Hàng năm Việt Nam nhập tương đối nhiều loại mặt hàng gỗ từ Trung Quốc, với lượng nhập lên tới trên dưới 1 triệu m3. Bảng 4 chỉ ra lượng nhập giai đoạn 2012-2014 được thống kê bởi cơ quan Hải quan của 2 quốc gia. Hình 4 so sánh độ chênh lệch. Bảng 4. Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng gỗ từ Trung Quốc (triệu m3 quy tròn) Năm Hải quan Trung Quốc (triệu m3 quy tròn) Hải quan Việt Nam (triệu m3 quy tròn) Chênh lệch (triệu m3 quy tròn) 2012 0,94 1,39 0,45 2013 0,79 1,22 0,43 2014 0,97 1,34 0,37 - 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2012 2013 2014 TriệuUSD Hải quan Trung Quốc Hải quan Việt Nam
  • 11. 10 | P a g e Hình 4. Chênh lệch về lượng các sản phẩm gỗ được nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc 2012 -2014 Phần 3 dưới đây sẽ tập trung vào so sánh 5 sản phẩm gỗ quan trọng nhất mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, bao gồm (i) dăm gỗ, (ii) gỗ xẻ, (iii) các mặt hàng đồ gỗ, (iv) gỗ tròn và (v) gỗ ván bóc. Các mặt hàng này quan trọng bởi giá trị kim ngạch cao, lượng giao dịch lớn và/hoặc có động thái tăng trưởng đột biến trong thời gian vừa qua. 3. Các mặt hàng gỗ xuất khẩu chính của Việt Nam 3.1. Dăm gỗ Dăm gỗ là sản phẩm xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất và lượng xuất nhiều nhất của Việt Nam sang Trung Quốc. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 6-7 triệu m3 gỗ quy tròn về mặt hàng này, với kim ngạch đạt 600-700 triệu USD. Bảng 5 và Hình 5, 6 so sánh giá trị kim ngạch và lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc được thống kê bởi Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc. Bảng 5. Kim ngạch và lượng dăm gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 2012-2014 Năm Giá trị (triệu USD) Lượng (triệu m3 quy tròn) Hải quan TQ Hải quan VN Chênh lệch Hải quan TQ Hải quan VN Chênh lệch 2012 584,27 495,16 89,11 6,28 6,38 (-)0,10 2013 757,04 600,54 156,49 8,34 7,60 0,74 2014 634,25 510,84 123,40 7,08 6,63 0,45 - 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 2012 2013 2014 triệuM3quytròn Hải quan Trung Quốc Hải quan Việt Nam
  • 12. 11 | P a g e Hình 5. Kim ngạch xuất khẩu dăm của Việt Nam vào Trung Quốc 2012-2014: So sánh Hình 6. Lượng dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc 2012-2014: So sánh Thông tin bảng 5 cho thấy những khác biệt rất lớn giữa 2 nguồn dữ liệu thống kê. Cụ thể về giá trị, số liệu thống kê của Trung Quốc luôn cao hơn con số thống kê của Việt Nam khoảng 20% (trừ năm 2012, ở mức 15%). Giá trị kim ngạch càng cao thì chênh lệch giữa 2 nguồn càng lớn. Mức chênh lệch bình quân hàng năm khoảng 120-150 triệu USD. Nếu cộng thêm chi phí vận chuyển và bảo hiểm (6,6%) vào giá trị thống của của Việt Nam thì sự chênh lệch về giá trị giữa 2 nguồn thống kê vẫn còn rất lớn. Xu hướng chênh lệch về lượng giống như chênh lệch về giá trị. Trừ năm 2012 với lượng xuất của Việt Nam được thống kê bởi Hải quan Việt Nam cao hơn lượng nhập vào Trung Quốc được thống kê bởi Hải quan Trung Quốc, năm 2013-2014 lượng xuất của Việt Nam do Việt Nam thống kê luôn nhỏ hơn lượng nhập vào Trung Quốc. Chênh lệch năm 2013 lên tới 0,75 triệu m3 gỗ quy tròn, sau đó giảm xuống còn 0,45 triệu m3 năm 2014. Việt Nam và Trung Quốc áp dụng mức quy đổi tương đồng nhau đối với dăm gỗ (1 tấn dăm gỗ tương đương với 1,8 m3 gỗ quy tròn). Do vậy, nguyên nhân chênh lệch về lượng do cách tính toán khác nhau bị loại bỏ. Có thể một phần của chênh lệch là do dăm được xuất lậu qua Trung Quốc từ Việt Nam, và số lượng này được thống kê được bởi Hải quan Trung Quốc. 3.2. Gỗ xẻ Trong mối quan hệ thương mại các mặt hàng gỗ giữa 2 quốc gia, gỗ xẻ là một trong những mặt hàng gỗ xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang Trung Quốc. Bình quân mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 200.000-300.000 m3 gỗ xẻ sang Trung Quốc, với kim ngạch đạt hàng trăm triệu USD. Chi tiết về quy mô và động lực của thương mại gỗ xẻ (và tròn) phân tích từ khía cạnh của số liệu Hải quan Việt Nam đã được chỉ ra tại Báo cáo Việt Nam xuất 0 100 200 300 400 500 600 700 800 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 TriệuUSD Hải quan Trung Quốc Hải quan Việt Nam 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Trieum3quytròn Hải quan Trung Quốc Hải quan Việt Nam
  • 13. 12 | P a g e khẩu gỗ tròn và xẻ sang Trung Quốc 2012-2014 do Forest Trends và đối tác thực hiện (Tô Xuân Phúc và cộng sự, 2015). Dựa trên nguồn số liệu Hải quan Việt Nam và Trung Quốc, Bảng 6 (xem thêm Hình 7,8) chỉ ra những chênh lệch tương đối lớn giữa 2 nguồn dữ liệu, đặc biệt là về giá trị. Lượng chênh lệch về giá trị hàng năm khoảng 50-100 triệu USD, trong khi chênh lệch về lượng khoảng 30.000 – 80.000 m3 gỗ quy tròn. Giá trị kim ngạch nhập khẩu gỗ xẻ do Trung Quốc thống kê thấp hơn rất nhiều so với con số do Việt Nam thống kê. Xu hướng này đi ngược lại so với mặt hàng dăm gỗ đã đề cập ở trên. Tương tự vậy, lượng gỗ xẻ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc được thống kê bởi phía Việt Nam luôn cao hơn so với con số thống kê bởi phía Trung Quốc. Đến nay vẫn chưa có cách lí giải hợp lý về sự chênh lệch về giá trị và lượng xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ xẻ từ Việt Nam sang Trung Quốc, với con số thống kê của Việt Nam cao hơn nhiều so với con số thống kê của Trung Quốc. Bảng 6. Xuất khẩu gỗ xẻ của Việt Nam sang Trung Quốc 2012-2014 Năm Giá trị (triệu USD) Lượng (triệu m3 quy tròn) Hải quan TQ Hải quan VN Chênh lệch Hải quan TQ Hải quan VN Chênh lệch 2012 27,05 108,62 81,56 0,07 0,15 0,08 2013 70,75 168,33 97,58 0,21 0,29 0,08 2014 96,77 146,38 49,60 0,28 0,32 0,03 Hình 7. Giá trị gỗ xẻ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 2012-2014: So sánh Hình 8. Lượng gỗ xẻ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 2012-2014: So sánh 3.3. Các mặt hàng đồ gỗ Nằm trong nhóm 5 mặt hàng gỗ quan trọng nhất Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, các mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam mang lại kim ngạch hàng trăm triệu USD cho 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 TriệuUSD Hải quan TQ Hải quan VN 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Triệum3quytròn Hải quan TQ Hải quan VN
  • 14. 13 | P a g e các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Các mặt hàng trong nhóm này chủ yếu là các loại đồ gỗ mỹ nghệ, được làm từ các loại gỗ quý nhập khẩu như hương, trắc, cẩm, v.v. Khác với các mặt hàng đã đề cập ở trên, nhóm các mặt hàng gỗ xuất khẩu sang Trung Quốc tương đối phức tạp, không chỉ bởi các sản phẩm đa dạng (ví dụ nhiều loại hình bàn, ghế, giường, tủ), nhiều chủng loại gỗ được sử dụng để chế biến ra sản phẩm mà còn ở khía cạnh một sản phẩm được làm từ nhiều loài gỗ khác nhau. Bảng 7, Hình 9, 10 chỉ ra những con số về giá trị và lượng đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc từ 2 nguồn dữ liệu thống kê. Bảng 7. Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ sang Trung Quốc 2012-2014 Năm Giá trị (triệu USD) Lượng (triệu m3 quy tròn) Hải quan TQ Hải quan VN Chênh lệch Hải quan TQ Hải quan VN Chênh lệch 2012 56,50 50,22 6,28 0,04 0,17 0,13 2013 127,51 93,92 33,59 0,09 0,21 0,13 2014 355,51 128,52 226,99 0,11 0,40 0,29 Hình 9. Giá trị đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 2012-2014: So sánh Hình 10. Lượng đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 2012-2014: So sánh So sánh 2 nguồn dữ liệu cho thấy giá trị kim ngạch được phía Trung Quốc thống kê cao hơn nhiều so với con số mà Việt Nam thống kê. Đặc biệt, năm 2014 chênh lệnh về giá trị có sự tăng đột biến so với năm 2014, ở mức gần 227 triệu USD. Con số này cao hơn gần 8 lần so với con số chênh lệch của năm 2013 (gần 34 triệu USD) và hơn 36 lần từ con số của năm 2012 (6,28 triệu USD). Cùng xu hướng với giá trị, dữ liệu từ 2 nguồn thống kê cho thấy lượng đồ gỗ xuất khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc chênh lệch rất lới, với lượng thống kê của Việt Nam cao hơn từ 130.000 – 290.000 m3 gỗ quy tròn mỗi năm. 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 TriệuUSD Hải quan TQ Hải quan VN - 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 0.40 0.45 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Triêjum3quytròn Hải quan TQ Hải quan VN
  • 15. 14 | P a g e Trong Báo cáo này, lượng gỗ quy tròn được quy đổi dựa theo tỉ lệ 1 m3 gỗ tinh trong sản phẩm tương đương với 6 m3 gỗ quy tròn. Sự phức tạp của các mặt hàng thuộc nhóm đồ gỗ có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch số liệu giữa 2 nguồn thống kê, đặc biệt là về lượng. Thông tin từ 1 số doanh nghiệp tham gia trực tiếp xuất khẩu một số mặt hàng trong nhóm này sang Trung Quốc cho biết nhiều doanh nghiệp khai mức giá xuất khẩu thấp hơn so với mức giá thực tế. Lấy một ví dụ do 1 doanh nghiệp trong số này đưa ra năm 2013: giá của một bộ bàn ghế mỹ nghệ được làm từ gỗ cẩm xuất khẩu sang Trung Quốc được thể hiện trên hợp đồng là 70 triệu đồng, tuy nhiên, giá thực tế của bộ bàn ghế này là hơn 300 triệu đồng, lớn hơn 4 lần so với mức giá thể hiện trên hợp đồng. Khai giá xuất khẩu thấp hơn nhiều so với giá thực của sản phẩm là cách một số doanh nghiệp áp dụng để giảm thuế xuất khẩu. Với lý do này, dữ liệu thống kê về kim ngạch của Việt Nam dựa trên nguồn thông tin khai báo của doanh nghiệp không phản ánh đúng thực tế của thương mại các mặt hàng này giữa 2 quốc gia. 3.4. Gỗ tròn Gỗ tròn là 1 trong 5 mặt hàng gỗ quan trọng nhất của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam hiện đang thực hiện lệnh cấm khai thác gỗ từ rừng tự nhiên của Việt Nam, do vậy tất cả gỗ tròn được xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc có nguồn gốc từ nhập khẩu. Chi tiết về các loài gỗ tròn mà Việt Nam xuất khẩu và cảng xuất nhìn từ nguồn số liệu của Hải quan Việt Nam được mô tả tại Báo cáo Thương mại gỗ tròn và xẻ Việt Nam – Trung Quốc 2014 (Tô Xuân Phúc và công sự, 2015). Bảng 8, Hình 10, 11 chỉ ra sự chênh lệch về kim ngạch và lượng xuất khẩu gỗ tròn từ Việt Nam sang Trung Quốc được ghi nhận bởi cơ quan Hải quan Trung Quốc và Việt Nam. Bảng 8. Việt Nam xuất khẩu gỗ tròn sang Trung Quốc 2012-2014 Năm Giá trị (triệu USD) Lượng (triệu m3 quy tròn) Hải quan TQ Hải quan VN Chênh lệch Hải quan TQ Hải quan VN Chênh lệch 2012 136,31 39,30 97,01 0,09 0,02 0,07 2013 123,47 63,83 59,64 0,05 0,03 0,02 2014 241,55 12,53 229,01 0,14 0,01 0,13
  • 16. 15 | P a g e Hình 10. Kim ngạch xuất khẩu gỗ tròn của Việt Nam sang Trung Quốc: So sánh Hình 11. Lượng gỗ tròn Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc: So sánh So sánh số liệu từ nguồn Hải quan 2 nguồn cho thấy có độ chênh lệch rất lớn về giá trị và lượng gỗ tròn được Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, với giá trị thống kê của Trung Quốc cao hơn nhiều so với con số thống kê của Việt Nam. Cụ thể, độ chênh lệch về giá trị giữa 2 nguồn năm 2014 lên tới gần 230 triệu USD, tăng khoảng 3,6 lần so với độ chênh năm 2014. Về lượng, năm 2014 khác nhau về con số thống kê giữa 2 nguồn lên tới 130.000 m3, cao gấp 6,5 lần so với con số chênh lệch năm 2013 (20.000 m3). Với đơn vị tính đồng nhất (m3), chênh lệch về lượng giữa 2 nguồn dữ liệu thống kê giữa 2 quốc gia không thể là do sự khác nhau trong cách tính trong chuyển đổi. Có thể một phần trong lượng chênh lệch là do sự khác nhau trong phân chia giữa 2 loại gỗ tròn và gỗ xẻ của phía Trung Quốc và Việt Nam, theo đó có thể 1 số sản phẩm Việt Nam xếp vào gỗ tròn khi xuất khẩu sang Trung Quốc được phía Trung Quốc thống kê thành gỗ xẻ và ngược lại. 3.5. Ván bóc Ván bóc là mặt hàng có tốc độ mở rộng thị trường tại Trung Quốc lớn nhất trong những năm vừa qua. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu ván bóc của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2014 đạt 17 triệu USD, tăng gần 5 lần so với kim ngạch năm 2012 và gần 3 lần so với kim ngạch năm 2013. Lượng sản phẩm xuất khẩu tăng gần 3 lần, từ 0,31 triệu m3 gỗ quy tròn (2012) lên 0,83 triệu m3 (2014). Số liệu của cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy xu thế tương tự. Kim ngạch nhập khẩu ván bóc từ Việt Nam tăng nhanh trong giai đoạn 2012-2014, với giá trị năm 2014 cao gấp gần 2 lần giá trị năm 2013 và hơn 4 lần kim ngạch năm 2012. Cũng từ nguồn thống kê Hải 0 50 100 150 200 250 300 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 TriệuUSD Hải quan TQ Hải quan VN - 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 0.16 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Triệum3quytròn Hải quan TQ Hải quan VN
  • 17. 16 | P a g e quan Trung Quốc, lượng ván bóc nhập khẩu từ Việt Nam năm 2014 đạt 2,2 triệu m3 quy tròn, tăng gần 4 lần so với con số của năm 2012 (Bảng 9). Bảng 9. Việt Nam xuất khẩu ván bóc sang Trung Quốc 2012-2014 Năm Giá trị (triệu USD) Lượng (triệu m3 quy tròn) Hải quan TQ Hải quan VN Chênh lệch Hải quan TQ Hải quan VN Chênh lệch 2012 16,41 3,64 12,77 0,58 0,31 0,27 2013 36,54 5,96 30,58 1,25 0,22 1,03 2014 67,62 17,06 50,56 2,20 0,83 1,38 So sánh 2 nguồn dữ liệu thống kê cho thấy chênh lệch của cả giá trị và lượng được thống kê bởi 2 nguồn là rất lớn. Cụ thể, năm 2014, con số chênh lệch về giá trị giữa 2 nguồn số liệu là 50,5 triệu USD, cao hơn nhiều so với con số về giá trị kim ngạch xuất khẩu mà phía Việt Nam ghi nhận (17,06 triệu USD). Giá trị chênh lệch năm 2013 là gần 31 triệu USD, cao gần gấp 5 lần con số thống kê về kim ngạch ghi nhận bởi Hải quan Việt Nam (5,96 triệu USD). Chênh lệch về lượng giữa 2 nguồn dữ liệu thống cho thấy xu thế tương tự: lượng chênh lệch năm 2014 tương đương với 1,38 triệu m3 gỗ quy tròn, cao gấp trên 5 lần con số chênh lệch của năm 2012 (0,27 triệu m3 quy tròn). Sự chênh lệch về giá trị và số lượng đang có xu hướng gia tăng, tỉ lệ thuận với sự gia tăng về kim ngạch và lượng (Bảng 9, Hình 12, 13). Hình 12. Giá trị ván bóc xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 2012-2014: So sánh Hình 13. Lượng ván bóc Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 2012-2014: So sánh Phần dưới đây sẽ thảo luận về những khác biệt giữa 2 nguồn số liệu thống kê cũng như một số lý do dẫn đến sự khác nhau giữa 2 nguồn số liệu, từ đó nêu một số ý nghĩa đối với vấn đề quản lý. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 TriệuUSD Hải quan TQ Hải quan VN - 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Triệum3quytròn Hải quan TQ Hải quan VN
  • 18. 17 | P a g e 4. Lí giải sự khác biệt và ý nghĩa đối với công tác quản lý 4.1. Dăm gỗ Là mặt hàng nằm trong nhóm sản phẩm gỗ quan trọng nhất của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Số liệu thống kê từ 2 nguồn Hải quan trong 3 năm cho thấy cả lượng và giá trị đều gia tăng. Trong 3 năm (2012-2014), con số của Trung Quốc lớn con số của Việt Nam khoảng gần 370 triệu USD tính về kim ngạch và hơn 1 triệu m3 gỗ quy tròn tính về lượng. Khảo sát sơ bộ từ thực địa cho thấy khó có khả năng dăm gỗ được xuất khẩu quan đường mòn lối mở. Chi phí vận chuyển, bảo hiểm, chênh lệch về tỉ giá chỉ có thể giải thích một phần cho sự chênh lệch rất lớn về giá trị. Tỉ lệ quy đổi từ dăm ra gỗ tròn được áp dụng theo cách đồng nhất giữa phía Việt Nam và phía Trung Quốc. Như vậy, một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến sự khác biệt giữa 2 nguồn dữ liệu là lượng và giá trị dăm khi xuất khẩu từ đầu Việt Nam đã được khai báo thấp hơn so với thực tế. Theo giả định này, mặc dù mức thuế xuất khẩu dăm hiện ở Việt Nam đang ở mức 0%, các doanh nghiệp xuất khẩu đã khai báo giá trị và số lượng nhỏ hơn thực tế vì để giảm mức thuế giá trị gia tăng (10%) mà doanh nghiệp phải nộp. Một số doanh nghiệp chia sẻ, mặc dù doanh nghiệp được hoàn thuế giá trị gia tăng, thủ tục hoàn thuế mất thời gian và tương đối phức tạp. Đây là những chi phí giao dịch mà doanh nghiệp muốn giảm thiểu được càng nhiều càng tốt. Giá trị kim ngạch và lượng dăm nhập khẩu từ Việt Nam ghi nhận bởi cơ quan Hải quan Trung Quốc lớn hơn so với phía Việt Nam bởi phía đầu Trung Quốc có thể dựa trên giá trị thực của lượng nhập từ Việt Nam. Cũng có thể có khả năng một số doanh nghiệp Trung Quốc đã khai tăng số lượng và giá trị nhập khẩu dăm từ Việt Nam để hưởng những ưu đãi về thuế nhập khẩu. 4.2. Gỗ xẻ Đây là sản phẩm tương đối đặc biệt khi nhìn từ số liệu hải quan của 2 nguồn. Khác với các sản phẩm gỗ khác với xu hướng số liệu của phía Trung Quốc cao hơn số liệu của Việt Nam, giá trị và lượng xuất khẩu của Việt Nam được ghi nhận bởi phía Việt Nam đều cao hơn số liệu của Trung Quốc. Hiện chưa có thông tin chắc chắc lý giải cho sự chênh lệch giữa 2 nguồn số liệu, cũng như xu hướng ‘ngược’ đối với mặt hàng gỗ xẻ. Tuy nhiên, thông tin khảo sát từ một số doanh nghiệp cho thấy có thể có sự khác nhau trong cách phân loại gỗ tròn và xẻ giữa 2 cơ quan hải quan giữa 2 quốc gia, trong đó có thể một lượng gỗ xẻ xuất từ Việt Nam đã được phía Trung Quốc xếp vào mặt hàng gỗ xẻ. Cũng có thể một số doanh nghiệp phía Trung Quốc kê khai giá trị thấp trong hợp đồng, nhằm giảm thuế nhập khẩu. 4.3. Đồ gỗ Đồ gỗ xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng gỗ mỹ nghệ, được làm từ các loại gỗ quý, có giá trị thị trường cao. Đồ gỗ là mặt hàng phức tạp nhất trong số 5
  • 19. 18 | P a g e loại mặt hàng chính xuất khẩu sang Trung Quốc. Thứ nhất, chủng loại đồ gỗ đa dạng, cả về kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại gỗ. Thứ 2, giá trị thực của đồ gỗ rất khó để có ước tính nếu người trực tiếp tham gia xuất nhập khẩu không cho biết giá trị thực này, bởi cùng một loại hình sản phẩm, cùng mẫu mã, cùng chủng loại gỗ nhưng trình độ tay nghề khác nhau có thể cho những giá trị của sản phẩm rất khác nhau. Chênh lệch con số về lượng được thống kê bởi cơ quan hải quan giữa 2 quốc gia có thể do cách tính toán khác nhau khi quy đổi về tỉ lệ gỗ quy tròn. Một phần của chênh lệch về giá trị giữa 2 nguồn thống kê có thể do sự khác nhau về giá giữa mức giá FOB và CIF, khác nhau do quy đổi tỉ giá, và chi phí bảo hiểm. Khảo sát từ một số doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp tham gia hoạt động xuất khẩu đồ gỗ cho thấy giá trị khai báo trên hợp đồng xuất khẩu chỉ thể hiện khoảng 50-60% giá trị thực tế của sản phẩm. Một số doanh nghiệp khác cho rằng giá trị thực lớn hơn 70-80% giá trị khai báo thể hiện trên hợp đồng. Nói cách khác, chênh lệch về giá trị giữa 2 nguồn có thể lí giải một phần là do sự giá trị trên hợp đồng được khai báo với cơ quan hải quan Việt Nam thấp hơn so với giá trị thực tế, trong khi cơ quan Hải quan Trung Quốc áp dụng cách tính toán khác về giá trị so với Hải quan Việt Nam. 4.4. Gỗ tròn Số liệu thống kê giữa 2 nguồn cho thấy sự chênh lệnh rất lớn cả về giá trị kim ngạch và lượng gỗ tròn xuất khẩu từ Việt Nam qua Trung Quốc. Một phần của chênh lệch về giá trị có thể là do sự khác nhau về tỉ giá, phương thức thanh toán (FOB và CIF) và chi phí bảo hiểm. Tuy nhiên, các yếu tố này không thể giải thích được sự chênh lệch rất lớn này. Giá trị khai báo xuất khẩu thấp hơn so với giá trị thực của sản phẩm có thể là một trong những nguyên nhân lý giải một phần chênh lệch về giá trị. Lượng khai báo khi xuất khẩu thấp hơn lượng xuất khẩu thực có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về khối lượng. 4.5. Ván bóc Chênh lệch về cả giá trị và lượng giữa 2 nguồn dữ liệu thống kê là rất lớn. Khảo sát sơ bộ tại một số doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất và xuất khẩu cho thấy một số nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về giá trị kim ngạch và lượng xuất khẩu từ Việt Nam. Thứ nhất, giá trị khai báo khi xuất khẩu luôn thấp hơn giá trị thực của hàng hóa, với chủng loại hàng hóa có chất lượng cao (ví dụ loại A, giá bình quân 3,2 triệu đồng/m3 sản phẩm) được khai báo thành hàng hóa chất lượng trung bình (2 triệu đồng/m3) hoặc thấp (1 triệu đồng/m3). Thứ 2, lượng xuất khẩu khai báo luôn nhỏ hơn lượng xuất khẩu thực tế bởi điều này giúp giảm mức thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc. Bảng 10 tóm tắt mức chênh lệch về giá trị và kim ngạch trong 3 năm và đưa ra một số lý do có thể dẫn đến chênh lệch.
  • 20. 19 | P a g e Bảng 10. Chênh lệch về giá trị và lượng (2012-2014) và các lý do có thể dẫn đến chênh lệch Mặt hàng Chênh về giá trị (triệu USD) Chênh về lượng (triệu m3 gỗ quy tròn) Lý do có thể Hải quan TQ Hải quan VN Chênh lệch Hải quan TQ Hải quan VN Chênh lệch Dăm 1.975,55 1.606,55 369 21,69 20,61 1,09 • Con số thống kê của Việt Nam chưa bao gồm hết các chi phí như bảo hiểm, vận chuyển • Một số doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khai giá trị hợp đồng thấp • Một số doanh nghiệp Trung Quốc khai khống số lượng với cơ quan chức năng của Trung Quốc để nhận được ưu đãi về thuế Gỗ xẻ 194,58 423,32 228,74 0,56 0,75 0,19 • Có sự khác nhau trong cách phân loại gỗ tròn và xẻ giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc • Một số doanh nghiệp phía Trung Quốc kê khai giá trị thấp trong hợp đồng, nhằm giảm thuế nhập khẩu Đồ gỗ 539,53 272,67 266,86 0,24 0,78 0,54 • Con số thống kê của Việt Nam chưa bao gồm hết các chi phí như bảo hiểm, vận chuyển • Mặt hàng đồ gỗ đa dạng, nhiều chủng loại. Có thể có sự khác nhau trong cách tính toán các mặt hàng nằm trong nhóm này giữa Hải quan Trung Quốc và Hải quan Việt Nam • Một số doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ từ Việt Nam khai giá trị xuất khẩu thấp hơn giá thực tế nhằm tránh thuế xuất khẩu đầu Việt Nam Gỗ tròn 501,33 115,66 385,67 0,28 0,07 0,22 • Con số thống kê của Việt Nam chưa bao gồm hết các chi phí như bảo hiểm, vận chuyển • Có sự khác nhau trong cách phân loại gỗ tròn và xẻ giữa Hải quan Việt Nam và Trung Quốc • Giá trị và lượng khai báo khi xuất khẩu nhỏ hơn so với giá trị thực Ván bóc 120,56 26,66 93,90 4,03 1,36 2,67 • Giá trị thống kê của Việt Nam chưa bao gồm đầy đủ các chi phí (ví dụ vận chuyển, bảo hiểm) • Một số doanh nghiệp khai mức giá thấp hơn thực tế nhằm giảm thuế xuất khẩu
  • 21. 20 | P a g e 4.6. Chênh lệch số liệu hải quan và ý nghĩa đối với công tác quản lý Hiện đang có những thảo luận gay gắt về sự khác nhau về số liệu thống kê xuất nhập khẩu các loại hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các thảo luận này xoay quanh vấn đề chênh lệch rất lớn giữa 2 nguồn số liệu thống kê đối với tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu giữa 2 quốc gia. Tại Việt Nam, đã có nhiều cách lý giải khác nhau được đưa ra bởi các cơ quan quản lý và các nhà nghiên cứu nhằm giải thích nguyên nhân giá trị chênh lệch. Từ khía cạnh các nhà quản lý, bà Lê Thị Minh Thủy, vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ, Tổng cục thống kê, cho rằng có 6 nguyên nhân chính dẫn đến chênh lệch, bao gồm: • Khác biệt về phương pháp thống kê • Phạm vi thống kê • Xác định giá trị thống kê khác nhau • Nhập lậu • Gian lận thương mại • Lẫn lộn giữa hàng hóa và dịch vụ9 Theo Bà Thủy, nguyên nhân do buôn lậu khoảng 2-5 tỉ USD, không thể là 15-20 tỉ USD. Cũng theo Bộ trưởng Bộ Công thương, “việc chênh lệch số liệu là chắc chắn có buôn lậu và có kinh tế ngầm.”10 Khi xem xét thương mại tất cả các loại hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng có 3 nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch về số liệu: • Cách thống kê khác nhau giữa các quốc gia • Cách tính giá trị hải quan giữa mỗi nước, và đặc biệt • Trung Quốc không tính giá trị xuất khẩu nhập khẩu qua đường tiểu ngạch11 Năm mặt hàng gỗ được phân tích ở trên là những mặt hàng có mức thuế xuất khẩu thường rất thấp (5%) hoặc là mức thuế xuất khẩu bằng 0%. Ngoài ra, các doanh nghiệp đều được hoàn thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu các mặt hàng này. Vậy điều gì lý giải cho sự khác biệt về số liệu hải quan giữa 2 nguồn? Bảng 10 đưa ra một số lý do có thể dẫn đến chênh lệch trong số liệu hải quan giữa 2 nguồn. Một số nét chung có thể lý giải sự chênh lệch về số liệu thống kê giữa 2 quốc gia đối với các mặt hàng gỗ, cụ thể với 5 loại sản phẩm đề cập ở trên bao gồm: Thứ nhất, trừ gỗ xẻ, các sản phẩm gỗ được xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc có giá trị và số lượng được thống kê bởi Hải quan Việt Nam nhỏ hơn giá trị và số lượng được thống kê bởi cơ quan Hải quan Trung Quốc 9 http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/buon-lau-khong-the-len-den-20-ty-usd-20150613091513554.chn 10 http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/dai-bieu-truy-bo-truong-thua-nhan-co-kinh-te-ngam- 20150612085223902.htm 11 http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/thay-gi-tu-chenh-lech-so-lieu-thuong-mai-viet-nam-trung-quoc- 2015060911485601.chn
  • 22. 21 | P a g e Thứ 2, mức khai báo về giá trị và lượng với các mặt hàng xuất khẩu này từ Việt Nam nhỏ hơn so với thực tế. Điều này ít nhất mang lại 2 lợi ích cho doanh nghiệp xuất khẩu: (i) Doanh nghiệp giảm được mức thuế xuất khẩu áp dụng cho sản phẩm; (ii) Khoản thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp phải đóng trước khi được hoàn thuế nhỏ và điều này không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng về vốn và quay vòng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ 3, một số thông tin khảo sát thực địa cho thấy có tín hiệu về một số doanh nghiệp Trung Quốc gian lận thương mại ở phía đầu của Trung Quốc. Trong Báo cáo này, một số nguyên nhân đưa ra lý giải cho sự khác biệt về số liệu hải quan giữa 2 nguồn là chính xác; tuy nhiên, một số nguyên nhân khác đưa ra có tính chất suy đoán. Để khẳng định các nguyên nhân suy đoán có thực hay không đòi hỏi phải có những nghiên cứu chi tiết đối với từng loại hình sản phẩm. Các nghiên cứu này không chỉ bao gồm từ phía Việt Nam, mà còn cần phải có những khảo sát chi tiết về các cơ chế, chính sách của Trung Quốc có liên quan trực tiếp đến các mặt hàng nhập khẩu, cũng như các hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia nhập khẩu các mặt hàng này từ Việt Nam. 5. Kết luận Tập trung vào thương mại gỗ và các sản phẩm gỗ, Báo cáo này phân tích thực trạng và xu hướng thương mại các mặt hàng này giữa 2 quốc gia trong giai đoạn 2012-2014. Báo cáo cho thấy có sự chênh lệch rất lớn về giá trị và lượng 5 mặt hàng gỗ quan trọng của Việt Nam, bao gồm dăm gỗ, ván xẻ, đồ gỗ, gỗ tròn và ván bóc được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Sự khác biệt trong số liệu thống kê về 5 loại mặt hàng này giữa 2 quốc gia được giải thích bằng một số nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân trùng với các nguyên nhân được đưa ra bởi các nhà quản lý, bao gồm sự khác nhau về phương pháp và cách tính toán của các cơ quan hải quan giữa 2 quốc gia, khác nhau trong tỉ giá và hình thức thanh toán và gian lận thương mại. Một trong những nguyên nhân thể hiện rõ nét nhất là tình trạng gian lận thương mại trong một số công ty của Việt Nam trực tiếp tham gia xuất khẩu các mặt hàng này, với mức giá và lượng xuất khẩu khai báo nhỏ hơn giá trị thực. Con số khai báo về giá trị và lượng xuất khẩu khác với giá trị thực của sản phẩm làm méo mó hình ảnh của thị trường và điều này mang đến một số hệ lụy. Cụ thể, từ khía cạnh quản lý, các con số ‘ảo’ này làm cho các cơ quan quản lý không có những thông tin tin cậy về quy mô và xu hướng biến động và thay đổi của thị trường. Các chính sách được đưa dựa trên các thông tin này sẽ không sát với thực tế và kết quả của thực thi chính sách sẽ không đạt như kỳ vọng. Gian lận thương mại cũng gây ra sự thất thu cho ngân sách. Nói cách khác, các hoạt động thương mại này không đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia và người dân trực tiếp tham gia sản xuất (ví dụ các hộ trồng rừng làm ván bóc, dăm, các hộ trực tiếp tham gia sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ) mà chỉ đem lại lợi ích cho các tổ chức và cá nhân trực tiếp tham gia vào các hoạt động thương mại.
  • 23. 22 | P a g e Tình trạng chênh lệch số liệu hải quan giữa các quốc gia là tương đối phổ biến và chênh lệch về giá trị và lượng các mặt hàng gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc không phải là ngoại lệ. Điều quan trọng cầm tìm hiểu là nguyên nhân dẫn đến các chênh lệch này là gì và các cơ chế và biện pháp gì cần đưa ra đối với mỗi quốc gia nhằm giảm thiểu và dần tiến tới xóa bỏ tình trạng chênh lệch. Tại Hội thảo “Tăng cường hợp tác kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 30/6/2015, ông Lý Chấn Dân, Lãnh sự Thương mại của Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chính Minh đề xuất Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc cần thiết lập một sàn thương mại điện tử xuyên quốc gia, nằm nâng cao tính minh bạch và giải quyết vấn đề khác biệt về thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp của 2 quốc gia trong các hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng giữa 2 bên.12 Thực hiện kiến nghị này là một bước quan trọng, từ đó tiến tới việc xóa bỏ chênh lệch thông tin thống kê các mặt hàng xuất nhập khẩu, bao gồm cả mặt hàng gỗ giữa 2 quốc gia. Thực hiện kiến nghị này cũng sẽ giúp định vị lại tầm quan trọng của thương mại các mặt hàng gỗ của Việt Nam trong mối quan hệ tổng thể với các quốc gia, bao gồm cả với Trung Quốc trong tương lai. 12 http://vccinews.vn/news/13695/viet-nam-trung-quoc-huong-den-muc-tieu-giam-tham-hut-thuong-mai.html
  • 24. 23 | P a g e Phụ lục 1. Hệ số quy đổi m3 sản phẩm sang m3 gỗ tròn cho các sản phẩm chính Mã số HS Tên hàng Hệ số quy đổi 4401 Dăm gỗ 1.8 4403 Gỗ tròn 1 4407 Gỗ xẻ 1.4286 4408 Vơ nia 3.3 4409 Ván sàn 2.5 4410 Ván dăm 2.3 4412 Gỗ dán 2.5 4411 Ván sợi 2.6 94 Đồ gỗ 6.0 Tài liệu tham khảo Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, và Cao Thị Cẩm. Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2014. 2015. Forest Trends, Báo cáo. Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Nguyễn Tôn Quyền, Huỳnh Văn Hạnh, Cao Thị Cẩm. Thương mại gỗ tròn và gỗ xẻ Việt Nam – Trung Quốc 2014. 2015. Forest Trends, Báo cáo Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Nguyễn Tôn Quyền, Huỳnh Văn Hạnh và Cao Thị Cẩm. Xuất khẩu dăm gỗ Việt Nam 2012-2014: thực trạng và xu hướng. Forest Trends, Báo cáo.