MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao Bộ Tài chính chỉ đạo tiết giảm chi phí?

Một số Tập đoàn, Tổng công ty như Tổng công ty Vận tải Đường thủy - Vinalines, Tổng công ty Xăng dầu - Petrolimex cũng sẽ ký và đưa ra con số cam kết cắt giảm cụ thể.

Thực hiện chủ trương về kiểm soát chặt chẽ, tăng cường tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh; tiết giảm 5- 10% chi phí quản lý, tập trung giảm giá thành sản phẩm; nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước tại Nghị quyết 01/NQ- CP của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Tài chính tại công văn số 867/BTC - TCDN ngày 17/1/2012. Bộ trưởng bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã có cuộc trao đổi với báo giới xoay quanh vấn đề này.

Tại sao Bộ Tài chính đưa ra chỉ đạo về tiết giảm chi phí?

Đề án Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) có rất nhiều việc phải làm, trong đó có một vấn đề cốt lõi, phải làm khẩn trương đó là nâng cao năng lực quản trị của khối doanh nghiệp này. Đặc biệt là trong điều kiện lạm phát của nước ta vẫn ở mức cao, lãi suất ngân hàng chưa giảm thì việc tăng cường quản trị tài chính trước hết là chi phí giá thành có ý nghĩa quan trọng không chỉ trước mắt mà còn có tác dụng căn cơ lâu dài.

Bảo Việt là Tập đoàn đầu tiên cam kết thực hiện việc tiết giảm này dự kiến số tiền sẽ thu được là bao nhiêu?

Chỉ động tác cắt giảm 5- 10% của Tập đoàn Bảo Việt ngày hôm nay nếu làm tốt sẽ cắt giảm được tối thiểu 145 tỷ đồng chi phí, doanh thu sẽ vẫn được đảm bảo như kế hoạch đề ra. Điều đó đồng nghĩa với việc lợi nhuận năm nay của Tập đoàn Bảo Việt sẽ được tăng thêm 145 tỷ đồng.

Bảo Việt là tập đoàn đầu tiên thực hiện chủ trương tiết giảm này, tới đây tất cả các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước sẽ đều thực hiện

Dựa trên cơ sở nào để Bộ Tài chính đưa ra mức tiết giảm 5 - 10% này?

Trong chi phí quản lý doanh nghiệp có 2 loại chi phí đó là chi phí trực tiếp (cơ bản) cấu thành lên giá thành sản phẩm và chi phí gián tiếp (quản lý). Yêu cầu lần này của Chính phủ không chỉ tiết giảm chi phí quản lý mà còn phải nâng cao được năng suất lao động, rà soát và giảm các hao phí.

Và cái mà các đơn vị này có thể cắt giảm được ngay mà không ảnh hướng đến giá trị hàng hóa tạo ra (chi phí gián tiếp: lễ tân, tiếp khách, hội nghị…).

Có thể ước tính tổng số cụ thể khi thực hiện việc tiết giảm này ở tất cả các Tập đoàn là bao nhiêu không, thưa Bộ trưởng?

Hiện nay chúng tôi vẫn đang tiếp tục cập nhật. Tuy nhiên theo con số cụ thể ở một số Tập đoàn ví dụ như Bảo Việt sẽ khoảng 145 tỷ đồng, EVN khoảng 200 tỷ đồng…

Trong tuần tới, một số Tập đoàn, Tổng công ty như Tổng công ty Vận tải Đường thủy - Vinalines, Tổng công ty Xăng dầu - Petrolimex cũng sẽ ký và đưa ra con số cam kết cắt giảm cụ thể.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Khánh Linh (thực hiện)

thanhhuong

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên