Phương thức đánh giá mức độ hoạt động của động cơ điện

Động cơ điện đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên để đảm bảo các hiệu quả sản xuất kinh doanh thì người ta cũng cần phải có những cách đánh giá mức độ hoạt động của động cơ điện. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết được những vấn đề này!

Động cơ Siemens - Motor Siemens 3 pha (10)

f:id:minhmotor:20170626172801p:plain

1. Hiệu suất của động cơ điện

Động cơ chuyển đổi điện năng thành cơ năng để phục vụ tải nhất định. Trong quy trình này, năng lượng mất đi được minh hoạ trong hình.

Hiệu suất của động cơ có thể định nghĩa là “tỷ số của công suất đầu ra hữu dụng của động cơ với công suất đầu ra toàn phần.”

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ

- Lão hóa: động cơ mới hoạt động hiệu quả hơn.

- Công suất: Với phần lớn các thiết bị, hiệu suất của động cơ tăng khi làm việc ở công suất định mức

- Tốc độ: Các động cơ tốc độ cao hơn thường hiệu quả hơn

- Loại: Ví dụ như, động cơ lồng sóc thường hiệu quả hơn động cơ có vành trượt.

- Nhiệt độ: Động cơ có quạt làm mát hiệu quả hơn so với động cơ có lớp bảo vệ chống ẩm (SPDP)

3. Tải của động cơ điện

- Vì sao cần đánh giá tải của động cơ?: Bởi vì rất khó đánh giá hiệu suất của động cơ trong đi ều kiện vận hành bình thường, có thể đo tải của động cơ như là một chỉ số đánh giá hiệu suất của động cơ. Khi tải tăng, hệ số công suất và hiệu suất của động cơ tăng lên tới giá trị tối ưu ở quanh mức đầy tải.

- Cách đánh giá tải của động cơ:

Phương trình dưới đây được sử dụng để xác định tải:

Tải = ( Pi x η ) / ( HP x 0.7457)

Trong đó,

η= Hiệu suất vận hành của động cơ tính bằng %

HP = Mã lực ghi trên nhãn động cơ

Mức tải= Công suất ra chiếm % công suất thiết kế

Pi = công suất ba pha tính bằng kW

Tiến hành khảo sát tải động cơ để đo mức tải vận hành của các động c ơ khác nhau trong toàn bộ dây chuyền. Sử dụng kết quả khảo sát để xác định những động cơ công suất nhỏ hơn yêu cầu- quá tải (có thể gây cháy động cơ) hoặc công suất quá lớn – non tải (làm hoạt động kém hiệu quả). Theo US DOE đề xuất, nên thực hiện khảo sát tất cả các động cơ hoạt động hơn 1000 giờ mỗi năm.

- Phương pháp đánh giá tải của động cơ:

+ Đo công suất đầu vào. Phương pháp này tính toán mức tải là tỷ số giữa công suất đầu vào (đo bằng bộ phân tích công suất) và công suất định mức ở mức tải 100 % .

+ Đo cường độ dòng điện. Tải được xác định bằng cách so sánh cường độ dòng điện (được đo bằng bộ phân tích công suất) với cường độ dòng điện định mức. Phương pháp này được sử dụng khi không xác định được hệ số công suất và chỉ có sẵn giá trị cường độ dòng điện. Người ta cũng đề xuất sử dụng phương pháp này khi phần trăm tải ít hơn 50%

+ Phương pháp trượt. Xác định tải bằng cách so sánh phương pháp trượt khi động cơ đang hoạt động với mức trượt động cơ ở đầy tải. Độ chính xác của phương pháp này hạn chế và chỉ có thể sử dụng phương pháp này với máy đo tốc độ gốc (không cần sử dụng bộ phân tích công suất).

Vì cách đo công suất đầu vào là phương pháp thông dụng nhất, chỉ có phương pháp này được mô tả cho động cơ điện ba pha.

Việc tính toán về mức độ hoạt động của động cơ, tải động cơ sẽ giúp các doanh nghiệp, người tiêu dùng tính toán được mức độ chi phí phải bỏ ra khi sử dụng động cơ điện 3 pha.

Năm 2012 Cục Sở Hữu Trí tuệ (thuộc bộ khoa học và công nghệ) chứng nhận công ty TNHH Minhmotor độc quyền sở hữu thương hiệu MINHMOTOR trong cả nước.

Website: https://minhmotor.com/danh-muc/dong-co-dien-motor/

163 quốc lộ 1A, phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân

Miền Nam: 098 164 5020 / 098 1676 163

Các trang liên quan:

https://plus.google.com/+SaiGon163

http://minhmotor.imgur.com/

http://minhmotor.kinja.com/

http://minhmotor.livejournal.com/

http://minhmotor.myblog.de/